Sao Tử Vi - Ý nghĩa chung và các Cách Cục
Nội dung chính [Hiện]
Sao Tử Vi mang nhiều ý nghĩa tuy nhiên trong bài viết này sẽ chia sẻ về ý nghĩa sao tử vi ở cung mệnh chi tiết, dễ hiểu giúp các bạn có một cái nhìn sâu sắc về bộ sao tử vi.
Tổng luận:
Tử Vi là Bắc Đầu chủ tinh, đứng đầu trong các sao, là nơi tôi cao, như là của các sao, thuộc Âm Thổ. Tử Vi là sao có vai trò then chốt bậc đế vương thể hiện sự may mắn, có phúc. Là chủ tinh của cung quan lộc, khi nhập vào cung Quan Lộc là vị trí đắc địa.
Tử vi là sao có khả năng hóa giải hung ách, thể hiện sức khỏe, sự trường thọ, khắc hóa với các sao: Dương, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp, Kị. Tử Vi thích được nắm quyền, thích khoe khoang, giỏi ra lệnh, dễ bị người khác xúi giục, có thể lật mặt vô tình, nhìn lên cao không nhìn xuống thấp, thích kết bạn với những người có quyền lực cao, tự trọng và kiêu ngạo, tự cao tự đại, thích được lấy lòng. Những người có Tử Vi nhập mệnh thường biết nhiều lĩnh vực mà không chuyên sâu về một lĩnh vực nào, theo chủ nghĩa tổng quát hơn là chuyên gia.
Nhân vật tiêu biểu của sao Tử Vi là Bá Ấp Khảo con trai trưởng của Chu Văn Vương, nắm trong tay “tôn quý” là “Đế tọa”, dạy dỗ vạn vật, dung mạo béo tốt, eo lưng đầy đặn, đối với người khác trung thực thật thà, khiêm tốn và ngay thẳng, nhưng lại có tính tình có phần tự phụ, dễ bị ảnh hưởng bởi những lời ngon ngọt, hay thay đổi, đa nghi, tâm địa hẹp hòi, dễ bị xúc động trong sự việc, nắm quyền uy, tính tình kiêu ngạo.
Đặc điểm về phong thủy, địa lý
Thời tiết, khí tượng: khí áp cao, nắng, sao Bắc cực. Địa lý tượng: Cao nguyên, những vùng thổ nhưỡng có màu đỏ vàng hay tím vàng, là nhà của những gia đình quyền thế phú quý giàu có, là mộ của các danh nhân, chỉ sườn đồi, lò gạch, lầu gác, cổng chào của con đường, khu trung tâm. Chủ sự yên tĩnh, là những điều tốt lành, khi gặp những điều ác thì xung khắc, những điềm lành này chỉ còn một nửa.
Tính vượng
Mức độ vượng của sao Tử Vi nằm ở mỗi cung: Nếu nằm ở các cung Sửu- Ngọ- Mùi là nhập miếu, nếu nằm ở các cung Dần - Mão - Ty – Thân - Dậu - Hợi là vượng, nếu nằm ở các cung Thìn- Tuất là đắc địa, còn với cung Tý là bình. Sao Tử Vi không có vị trí lạc hãm.
Các cách cục có liên quan đến sao Tử Vi:
Bách quan triều củng cách
Tử Vi nhập miếu có lục cát tinh, lộc mã gặp nhau. Đây là cách cục tốt nhất, cao nhất, thượng đẳng nhất. Những người có cách này đa phần đều là những người nổi tiếng trong xã hội. nắm trong tay quyền lực, rất phát triển trong giới chính trị. Ngoài ra có thêm một vài các cát tinh đi kèm (như Phong Trì, Phượng Các, Thiên Quan, Thiên Phúc, Tam Thai, Bát Tọa, Thai Phụ, Phong Cáo, Ân Quang, Thiên Quý,...) càng nâng cao mức độ thể hiện sự cao quý của cách cục này.
Tại dã cô quân cách
Tử Vi không có lục cát tinh đi cùng, Lộc Mã gặp nhau, không có tứ sát cùng chiếu. Lúc này, giống như một Đế Vương cô độc sống tại nơi hoang vu hẻo lánh, thành tựu của cách cục này tuy không lớn nhưng người này vẫn nắm trong tay phạm vi quyền lực nhất định. Nếu gặp các sao như: Thiên Không, Địa Kiếp, Tiệt Không, Tuần Không, Địa Không ...vv cùng xung chiếu, trong thời xưa nhiều suy đoán rằng người này có khả năng đi theo con đường tu hành. Nhưng trong thời hiện đại đoán người này có thể hướng đến ngành nghiên cứu sự phát triển Triết học.
Vô đạo chi quân cách
Sao Tử Vi khi có tứ sát cùng công chiếu tuy là sao Tử Vi có khả năng chế hóa được tứ sát nhưng nếu như tứ sát cùng công chiếu vào khiến cho sức mạnh của sao Tử Vi không đủ, Vào thời điểm này cái khuyết điểm của sao Tử Vi như: kiêu căng, ngạo mạn, ôm mộng chí lớn mà không có tài cán,... được bộc lộ nổi bật.
Phụ bật củng chủ cách
khi sao Tử Vi nhập cung Mệnh, nếu có đồng thời hai sao phụ- bật cùng chiếu vào, hội đủ tiêu chuẩn đó tại cách này sẽ là quý cách. (Cái gọi là “củng” là khi một sao nào đó nhập vào một cung, một sao cát tinh khác nhập vào cung đối diện với cung đó, thành mối giữa sao sau và sao trước cấu thành nên “củng”. Ví dụ: Thiên Tướng nhập vào hai cung Dần- Thân, Vũ Khúc -Phá Quân nhập vào hai cung Thân- Dần, khi đó gọi Vũ Khúc Phá Quân củng chiếu. Nếu như lý giải một cách kỹ càng hơn, còn có khái niệm “triều” và “xung”. Cứ khi nào cát tinh nhập vào cung đối diện của một cung nào đó thì gọi là “triều” của cung đó, nếu là hung tinh nhập vào cung đối diện của một cung nào đó thì gọi là “xung” của cung đó.)
Quân thần khánh hội cách
Sao Tử Vi nhập vào cung mệnh lại có các sao cát tính như: Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Long Trì, Phượng Các, Ân Quan, Thiên Quý... vv hợp lại tại tam phương tứ chính, và không có các sát tinh hợp chiếu về cách này. Sao Tử Vi là Quân, các sao: Thiên Phủ, Thiên Tướng, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật là Thần, đây được gọi là “Quân Thần khánh hội”.
Nếu như có thêm sao Lộc Tồn và Cát Hóa thì lại càng trở nên tốt hơn. Nhưng nếu có các sao tứ sát, Không, Kiếp, Kị cùng nằm trong một cung hoặc kết hợp với nhau thì giống như là nô tì bắt nạt chủ, tiểu nhân làm lu mờ người cai trị, gây ra tai họa ngược lại ắt không phù hợp với cách này. Những người phù hợp cách này nếu không đại quý thì cũng là đại phú.
Tử phủ triều viên cách
Tử Vi, Thiên Phủ là miếu vượng chỉ địa (lúc này bắt buộc sao Tử Vi và sao Thiên Phủ phải đồng thời nhập Miếu hoặc Vượng, chỉ có các cung: Sửu - Dần - Ngọ - Mùi - Dậu) cùng hợp chiếu vào cung Mệnh.
Cung mệnh có tam phương tứ chính có các sao cát tinh như: Lộc Tồn, Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt là hợp cách.
Có bốn trường hợp sau đây là hợp cách:
- Vũ Khúc, Thiên Tướng tại Dần, Thân nhập vào cung Mệnh, tam hợp có Tử Vi, Thiên Phủ.
- Liêm Trinh tại Dần, Thân nhập cung Mệnh, tam hợp có Tử Vi, Thiên Phủ.
- Liêm Trinh, Thiên Tướng tại Tý, Ngọ nhập Mệnh, tam hợp có Tử Vi, Thiên Phủ.
- Thiên Tướng tại Sửu, Mùi nhập Mệnh, tam hợp có Thiên phủ, đối cung có Tử Vi.
Những người thuộc cách này nếu không phải là đại quý thì cũng rất là giàu có. Nói cách khác sao Tử Vi và Thiên Phủ an chiếu đến cung Mệnh theo sự sắp xếp của tam hợp cục.
Kim dư phù ngự giả cách
Tử vi nhập cung mệnh, trước sau có nhật - nguyệt (Thái Dương, Thái Âm) kẹp giữa (bởi vì thái dương và thái âm là cát tinh cũng được gọi là Lai Giá), đây là quý cách. (Chú ý: trên thực tế bất luận là sao Tử Vi nhập vào một cung nào thì sao Thái Dương và Thái Âm không thể đồng thời nhập vào hai cung trước- sau cùng một lúc.)
Tử Phủ đồng cung cách
khi sao Tử Vi tại Dần- Thân nhập vào cung Mệnh lúc này bắt buộc nó và sao Thiên Phủ sẽ đồng cung. Nếu lại có các sao Lộc Tồn, Khoa, Quyền, Lộc, Xương, Khúc, Tả, Hữu, Khôi, Việt gặp nhau, tức là hợp cách. Những người sinh ở cách này sẽ phải giàu sang quyền quý, cuộc sống sung túc dài lâu, phúc thọ thăng xương. Nếu như người sinh vào năm Giáp, lại có sao hóa cát là cách cục tuyệt vời nhất. Nếu như người sinh vào năm Đinh- Kỷ- Canh- Tân cũng là điềm lành, nhưng nếu không gặp cát tinh mà và cát hóa thì không phải là hợp cách.
Cực hưởng lý minh cách
Khi sao Tử Vi tại cung Ngọ nhập vào Mệnh, tam phương tử chính không có sát tinh, tức là hợp cách. Tử vi thuộc cực Bắc, cung Ngọ lại ở vị trí của quẻ Ly, do đó nó có tên như vậy. Cách này là Tử Vi tại Ngọ nhập miếu, nếu như không có Sát Tinh, cho dù không có sao cát phụ thì người này vẫn có được phú quý không nhỏ. Nếu có cát tinh chiếu vào thì người ở cách này không phải là quan trong triều thì cũng là người giàu có trong giới kinh doanh. Tử vi tại Tý tọa cung Mệnh thì mãi không thể bằng khi tọa tại cung Ngọ. Đây là quý cách. uy quyền mãi
Tứ chính đồng lâm cách
Khi các sao Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm đều vượng địa, nhập vào cung Mệnh. Văn có thể là thừa tướng cận kề để giúp đỡ, võ có thể là tướng cầm quân, nắm trong tay binh quyền. Như vậy là quý cách.
Tam kỳ gia hội cách
Tam cát hóa gặp nhau tại cung Mệnh, cùng hướng về cung nơi mà sao Tử Vi tọa lạc. Như vậy là quý cách.
Tử Tham Mão - Dậu cách
Tử Vi, Tham Lang tại cung cung Mão- Dậu cùng nhập vào cung Mệnh lại gặp phải sát tinh. Hễ là sao Tử Vi, Tham Lang tại cung Mão- Dậu nhập vào cung Mệnh không phải tất cả các mệnh này đều nghèo khó hoặc là tăng nhân đạo sĩ. Trường hợp Tử Vi gặp Hóa Quyền, Hóa Khoa, Tham Lang, Hóa Lộc, Hóa Quyền hoặc Lộc Tồn tại cung Mệnh. Hoặc hội tụ các sao: Hỏa Tinh, Linh Tinh, Tả Phù, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc,... thì những người này không thể là những người nghèo khó thấp kém. Mà ngược lại chủ nhận là người phú quý có thành tựu. (Nhưng nữ mệnh thường ít gặp có Xương- Khúc). Nhưng nếu không có các sao kể trên gặp nhau mà tam phương trong cung Mệnh có Kình Dương, Địa Kiếp, Thiên Không, Tuần Không, Tiệt Không, Hóa Kị, Thiên Khốc, Thiên Hư, Cổ Thần, Quả Tú,... thì những người này ắt cả đời sẽ không thành tựu, nghèo khó cô đơn, danh lợi không có, nên xuất ra để tu hành. Nếu gặp không vong nhập mệnh thì người này có mối liên hệ nhân duyên mật thiết với tôn giáo. Cổ nhân đã nói: “Cực cư Mão Dậu ngộ kiếp không, thập nhân chi mệnh cửu vi tăng”
Cứ khi nào Tử Vi và Tham Lang tại hai cung Mão- Dậu nhập mệnh thì người này thường có các đặc điểm dưới đây:
- Họ thường trung thành, sinh ra trong một gia đình rất bình thường.
- Có niềm tin vào tôn giáo sùng đạo, những người này tin tưởng vào huyền học, tử vi, bói toán, khí công, y học, tiên thuật giỏi thậm chí còn đầu tư thời gian để nghiên cứu.
- Nhiều thời gian để giao lưu với những người khác giới, tính cách và vẻ bề ngoài đầy sức hút, dễ hấp dẫn thu hút người khác phải. Đàn ông tính tình thẳng thắn hào phóng, không quá coi trọng tiền bạc. Phụ nữ có thân hình gợi cảm, có nhiều ý tưởng. Ở trong nhà cũng không yên. Dễ ly hôn với chồng. Hoặc về già ở với nhau có nhiều lục đục hoặc trở mặt trước khi kết hôn.
- Đây là cách của “Đào hoa phạm chủ”, nam nữ đều có tính đào hoa, quan hệ hôn nhân có nhiều vấn đề hoặc có những chuyện không bình thường bất luận là có Không Vong hay không? Thường gặp người có thể trạng tương Người này thường sống khá thọ. đối to béo.
Người xưa nói: “Tử Vi gia hung sát, vi tăng vi đạo”; “Tử Tham Mão- Dậu, đa vi thoát tục tăng nhân”, “Nữ mệnh, Tử Vi Tham Lang đồng cung, lạc phong trần” (chú ý: cung Mệnh và cung Phúc Đức hai cung này hợp thêm sát phương), “Tử Vi Tham Lang đồng cung vu Mão- Dậu, bất trung bất nghĩa, nặc cận gian nhân”, Nếu không có Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật hội tụ lại thì người này sẽ gặp tiểu nhân xung quanh mà không gặp quân tử, giao du với người xấu, đùa giỡn, cợt nhả với những người khác. “Tử Vi Tham Lang đồng cung, như vô chế, thị vô ích nhân”. Nếu như được: Phù, Bật, Xương, Khúc đến để khắc chế thì không được luận giải ở đây.
Đế ngộ hung đồ, tung hoạch cát nhi vô đạo cách
Tử vi nhập Mệnh, có sát tinh cùng đến hội chiếu, lúc này làm cho Hóa Quyền nhập cung Mệnh thì cũng không có tác dụng gì. “Hung đồ” ở đây dùng để chỉ tứ sát tinh: Kình Dương, Hỏa Tinh, Hỏa Tinh, Linh Tinh. Ngay cả khi một loạt các cát tinh cùng đến đứng cùng với các sao hung tinh thì cũng như nhau. Đây là một người bất chính và là một vị vua tàn nhẫn, vô đạo.
Cát tinh ở đây là chỉ sáu loại sao: Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phù, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt. Bất cứ khi nào Tử Vi cư cung Ngọ thì đây là người có rất nhiều sát tinh, khẩu đức bất hảo. Sẽ có một khoảng thời gian cảm thấy cô đơn, nhạt nhẽo. Nếu có tam cát hóa cùng gặp nhau, khi đó nhiều cát tinh mới có thể giải được. Người đó nên tự tu tâm dưỡng tính, ngược lại nếu có nhiều hung tinh cùng quần tụ lại sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.