Cách Tính Trùng Tang, Nhập Mộ, Thiên Di Chính Xác 100%
Tính trùng tang
Cách Tính trùng tang, nhập mộ, Thiên Di chuẩn xác, Từ Xưa đến nay việc xác định trùng tang là điều cực kỳ quan trọng trong việc xem ngày giờ mất. Đã có rất nhiều trường hợp trùng tang liên táng xảy ra với nhiều gia đình và hậu quả là không thể lường được. Hôm nay Tử Vi Cải Mệnh xin giới thiệu đến các bạn cách tính trùng tang theo cổ truyền. Các bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào khung trên và nhấn vào tra cứu, sau đó phần mềm sẽ trả cho bạn kết quả gồm các thông số liên quan đến việc có phạm trùng tang hay không. Kết quả gồm các thông tin như: Nhập Mộ, Thiên Di, Trùng Tang (Nhất xa, Nhị Xa và Tam Xa).
1. Khái niệm các thông số
1. Nhập mộ là gì?
Nếu như được nhập mộ tức là đương số đã mất đúng theo số trời, là dấu hiệu đương số ra đi không còn điều gì vướng mắc đến trần gian, chỉ cần được một nhập mộ của Tuổi, Ngày, Tháng là đã rất tốt rồi. và có thể kết luận là không phạm trùng tang, càng nhiều nhập mộ thì càng tốt và không cần phải làm lễ gì, cứ đem chôn cất như bình thường.
2. Thiên Di là gì?
Thiên di chủ đi lại, Nếu như phạm thiên di đồng nghĩa với việc người mất chưa mất theo đúng số trời. Các con cháu hạn chế đi lại.
3. Trung tang là gì?
Theo quan niệm xưa thì trùng tang là rất nặng, trùng tang là người mất ra đi không đúng theo số trời, vẫn còn lưu luyến trần gian hoặc bị chết oan, hay chết phạm giờ. Khi chết có thể bị thần trùng bắt về quay lại kéo theo người nhà đi theo. Trường hợp có 2-3 trùng tang mà không được nhập mộ nào thì cần phải hóa giải trùng tang.
Trùng tang Nhất Xa: Phạm nhất là là Tam Đại Nhân, có nghĩa là 3 người già trong gia đình sẽ mất theo.
Trung tang Nhị Xa: Phạm trùng tang Nhị Xa, có nghĩa là ngũ trung nhân, cẩn thận sẽ có 5 người trung niên trong gia đình đi theo
Trùng Tang Tam Xa: Thất tiểu nhân, có nghĩa là 7 người trẻ sẽ bị bắt theo.
2. Hóa Giải Trùng Tang.
Trường hợp nếu có quá nhiều trùng tang trong ngày, tháng, năm người mất thì cần phải hóa giải trùng tang. Có 4 cách hóa giải trùng tang như sau:
1. Lúc chưa liệm: Mua một Rồng Vàng (loại vàng mã) đốt lấy than cho vào miệng tử thi hoặc cho vao quan tài trước khi đậy lắp.
2. Mua một bộ bài tam cúc, bỏ 4 lá (xe đen, mã đen, xe đỏ, mã đỏ). Bộ bài còn lại cho hòm (quan tài) trước khi liệm. Miềm Nam thì mua bộ bài tứ sắc, bỏ 4 lá Ông Tướng.
3. Dùng 100 bông vạn thọ chia đôi, trước khi hạ huyệt cho 50 bông (bỏ cành lá hoa xé nát) rải xuống huyệt, sau đó hạ quan tài xuống, cho 50 bông dải trên nắp quan tài trước khi lấy đất. Liệm, Chôn, Cải táng cũng phải tránh những ngày giờ trùng tang liên táng.
4. Nếu người mất theo đạo Phật thì mua một bộ đồ liệm (đồ thầy tu, Cà - Sa) mặc cho người mất trước lúc nhập quan.
3. Giờ Trùng Tang Liên Táng (xấu, nên tránh)
- Tuổi Thân, Tý, Thìn: Mất vào ngày, giờ, tháng, năm, TỴ là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Mất vào năm, tháng, ngày, giờ, HỢI là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Mất vào Năm, Tháng, Ngày, Giờ, DẦN là phạm trùng tang liên táng.
- Tuổi Hợi, Mão, Mùi: Mất vào Năm, Tháng, Ngày, Giờ, THÂN là phạm trùng tang liên táng.