Luận Giải Sao Cự Môn Đi Cùng Không Kiếp - Kình Đà - Linh Hỏa

0

Nội dung chính [Hiện]

Sao Cự Môn là sao khá đặc biệt trong Tử Vi, là sao trong nam Đẩu Tinh, ngũ hành thuộc âm thuỷ, là sao Hung Tinh chủ sự thị phi, ám muội “ minh tranh ám đấu”. Sao này tốn không ít giấy mực của cổ nhân. Mang đầy tính âm thuỷ chủ về thị phi, mang tính chất chảy ngầm của thuỷ. Khi phối sao Cự Môn cùng với sao Hung - Sát Tinh thì tạo thành khí Cách, sẽ bị phá cách không tốt. Cổ nhân có câu” Hủ mộc nan điêu - như khúc gỗ đã mục nát, không thể đẽo gọt được thành cái gì cả”. Khi Cự miếu vượng mà hội cùng Hung - Sát tinh thì vẫn bị rơi vào thế phá cách. Tuy nhiên tùy theo mỗi nhóm Hung - Sát Tinh mà sẽ có những tác dụng khác nhau đến Cự Môn. Bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ hơn, chi tiết hơn về sao Cự Môn khi gặp Hung - Sát Tinh.

Cự Môn Không Kiếp

Cặp sao Sát Tinh Địa Không Địa Kiếp là cặp sao đáng ngại nhất trong khoa Tử Vi. Cặp sao này được mệnh danh “ đóng đâu chết đó”. Khi kết hợp cùng với sao Cự Môn thì tính Hung của sao Cự Môn sẽ tăng lên. Tính hung của sao Cự Môn là Thị Phi, Ám Muội, tính hung của  Không Kiếp là “ giáng thương nhân, hình pháp, thất tài, cô đơn chi hoạ” chủ về thương tích, hình pháp, mất tiền, cô đơn. Hai tính hung này gặp nhau, phối hợp với nhau sẽ tạo thành tai hoạ, gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Theo Đẩu số toàn thư  viết

“ Thử tinh hoá ám bất nghi phùng

Canh hội sát tinh dũ tứ hung

Thần xỉ hữu thương kiêm tính mãnh

Nhược nhiên nhập miếu khả hào bình”

Nghĩa là Cự Môn hoá Ám tinh thì chẳng nên gặp làm gì, nếu hội cùng sát trinh thì tính hung lại càng hung, môi răng dễ bị thương tích lại thêm tính mạnh bạo, hay bị “nóng giận mất khôn” để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Trừ khi Cư nhập miếu thì có thể giảm bớt đi tính hung mà được hoà bình.

Như vậy khi sao Cự Môn gặp Không Kiếp lúc này tính Thị Phi, Ám Muội bị kích động mạnh hơn, hoạ đến từ lời ăn tiếng nói, không biết cách kiềm chế bản thân, nóng giận mất khôn mà sinh ra hoạ hại.

Cự Môn Kình Đà

Kình Đà là hai sát tinh mang tính nặng nề trong Tử Vi. Kinh Đà có tác dung khác nhau nhưng cổ nhân nhóm với Hỏa Linh và cho về bộ Tứ Hung. Kinh Đà có tác dụng với Cự Môn nhiều hơn Không Kiếp.

Cổ thư viết “ Cự Môn tứ sát - hãm nhi hung” nghĩa là khi sao Cự Môn gặp tứ sát thì vừa bị vây hãm vừa tính Hung mạnh lên. Khi Cự gặp Dương - Đà - Hỏa - Linh thì lúc này bị phá cách nặng nề, không những không thể phát huy được (hãm) mà còn bị tai hoạ ( hung).

Trần Đoàn Lão Tổ có nhận xét rằng: “ Tham Hao đồng hành, nhân hảo đồ phối. Ngộ đế tạo tắc chế kì cường. Phùng lộc tồn tắc giải kỳ ách, trị dương đà nam đạo nữ xướng” nghĩa là khi Sao Cự Môn gặp Tham - Hao đồng hành thì lúc này như gặp người bạn tốt, gặp Tử Vi thì có thể khắc chế được tính cường ngạnh, gặp Lộc Tồn thì có thể giải trừ được ách, gặp Dương - Đà thì trai dễ trộm cắp, nữ dễ làm kỹ nữ.

( Có nhiều thắc mắc đưa ra trong câu của Trần Đoàn Lão Tổ vì khi an sao thì sao Cự không thể gặp được Tham và Tử Vi, đây bị cho là câu man ngôn, Tuy nhiên về mặt luận đoán thì trên lá số không hằn là chỉ có sự phối hợp khi an sao mà còn có nhiều sự phối hợp khác nhau nữa, chúng ta cần suy ngẫm thêm).

Bình về Cự - Dương - Đà, Ngọc Thiềm tiên sinh có phê: “ Cự Môn Dương Đà đóng Thân Mệnh hoặc Tật Ách luy hoàng khốn nhược đạo nhi xướng”  nghĩa là Cự Môn Dương - Đà mà đóng vào Thân - Mệnh hoặc Tật Ách thì người này gầy còm, ốm yếu, da vàng vọt dễ là kẻ trộm cắp hoặc kỹ nữ.

“ Cự Môn thủ mệnh kiến Dương Đà, nam nữ tà dâm” Khi sao Cự Môn thủ mệnh nếu trong tam phương tứ chính mà hội Kình Đà thì thường mang tính tà dâm.

Với Kình Dương phê rằng: “ Cự Hỏa Kình Dương, chung thân ái tử” tức là Cự mà gặp Hỏa Linh, Kình Dương thì đến cuối đời sẽ chết ái tử là thắt cổ, tuy nhiên hiểu theo nghĩa rộng hơn thì đây là cái chết không bình thường.

Với Đà La, phú cho rằng Đà La đồng cư Thân Mệnh hoặc Tật Ách cung, chủ bần khốn, thể nhược tàn tật, tổ nghiệp phiêu đãng, bôn ba lao lực -  lúc này Cự Môn và Đà La cùng đóng ở Thân, Mệnh, Tật Ách cung chủ sự nghèo khó, bần cùng, khốn khổ, thân thể suy nhược, tàn tật, bỏ tổ nghiệp phiêu dạt, bôn ba vất vả.

Ngoài ra trong Toàn Thư còn một câu:  Cự Môn, Đà la tất sinh dị chí” Nghĩa là Mệnh thân mà có Cự Môn Đà La thì sẽ có nốt ruồi khác lạ ( câu này bản phường chỉ nói rằng: Đà La tất sinh dị chí, mà không có Cự Môn - cần chiêm nghiệm).

Cự Môn Linh Hỏa

Linh Hoả là hai hung tinh cùng hàng với KHông Kiếp Kình Đà. Khi cùng với Cự Môn thì cũng giống như hung sát tinh trên, hung tính của Cự tăng từ đó mà tác hoạ. Tính của Hỏa Linh chủ về yểu chiết nên trong tử vi còn gọi là Đoản Thọ Sát Tinh. Nên khi gặp Hung Tinh Cự Môn thì đều mang ý nghĩa này. Như câu “ Cự Hỏa Kình Dương chung thân ái tử” hay “ Cự Môn Hỏa Linh phùng ác hạn, tử vu ngoại đạo” Cự môn gặp Hỏa Linh vào hạn ác thì dễ chết ngoài đường.

Lúc này cần có Lộc Tồn để hoá giải ( như dẫn ở trên) và khi nhập hạn thì cần Tử Vi để áp chế thì tính hung hiểm được hóa giải. Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng “ Cự Môn Hỏa Linh, vô Lộc tồn Tử Vi áp chế, quyết phối thiên lý, tao hung” nghĩa là Cự - Hỏa - Linh không có Lộc - Tử hoá giải, áp chế thì sẽ xây dựng gia đình nơi phương xa ( thiên lý) , cuộc đời sẽ gặp hung họa. Theo như bài trước viện dẫn thì khi Cự Môn cư Mão, người tuổi Giáp sẽ gặp Kình Dương đồng cung, đây là hung cách, không hy vọng hoá giải được.

Căn cứ theo tính chất của Hỏa Linh thì khi Cự Môn thủ mệnh, tam hợp sát thấu, tất tao hoả ách - Cự Môn nhập mệnh nếu trong tam hợp có Hoả Linh hội về thì sẽ gặp hoả ách.