Ý nghĩa của việc Hầu Đồng là gì?
Nội dung chính [Hiện]
Hầu Đồng chiếc chìa khóa mở cánh cửa tìm chiếc gương phản chiếu hoàn thiện mình.
Vì bài viết trước dài quá nên tôi rút gọn lại.
Ai cũng có sai lầm trong cuộc sống nhưng không thể nhận ra.
Chỉ có những người có niềm tin về tôn giáo mới ít mắc lỗi.
Tôn giáo như tấm gương!
Ta phải cần tấm gương đó vì để có tấm gương chiếu ngược lại mình.
Vậy tóm lại để thành người sống có chỗ gửi thác có chỗ về thì phải có tấm gương soi để nhắc nhở mình, có nơi gửi gắm Thần Hồn, có nơi nương tựa về Tâm Linh thì mới hoàn thiện.
Loài người từ khi sanh ra đã có niềm tin về tâm linh, niềm tin vào những bậc siêu nhiên đã vượt qua từ “Con Người” (Không riêng gì Đạo Mẫu).
Về những sự tích hiển Thánh hay truyền thuyết về pháp thuật thì chưa nói, nhưng sự anh hùng và tài năng cũng như sự thánh thiện, bao dung, nhân đức, yêu giống thương nòi.... của chư Thánh cửa Đình Thần thì không phải nghĩ bàn.
Công đức ấy và nhân cách của các bậc Thánh Việt Nam đã vượt qua, con người bình thường về mọi mặt. (dù là các bậc chí tôn hay Thánh nhân tự nhiên thành Thần hay do dân nguyện hun đúc bằng tín ngưỡng lực cũng vậy).
Vậy có căn quả xuất thủ trình đồng trước tiên ta phải hiểu là: nhập đạo để không vì có sự độ trì ngay của chư Thánh hay để nâng cao năng lực hay thần thông gì, mà là nhập đạo để học hỏi, đó là một hành trình tìm kiếm tâm linh và cũng là tìm lại chính mình.
Lên đồng không có nghĩa là diễn xướng đơn thuần, mà là đang chuyển hóa cái tâm mình từ cuộc sống vô minh không có nhận thức được đúng sai, biết và cái không biết của đời sống hàng ngày thành trí tuệ, thành Thánh đức, để nhìn vào những tấm gương của chư Thánh, học theo chư Thánh, khám phá đạo cơ.
Cũng là để cuộc sống đời thường được chuyển hóa theo mang đến hạnh phúc cho mình, cho người xung quanh, cho thân tâm thanh thản an lạc.
Cha Ông ta có câu:
“Đạo đồng là cõi phúc, đời là dây oan”.
Vậy có Đồng có Đạo phải là cõi phúc chứ.
Vậy mà hiện nay có đồng lại bị hiểu ngược lại.
Vì nhập đạo mình đang tìm đường vượt cõi phiền não, khổ đau, cơ hành, căn mạng, nghiệp lực, và sự không biết cân chỉnh cân bằng của đời sống thực tại đến cõi phúc để nhận ra bản lai, bản ngã, cái chân thực của mình, noi theo gương Thánh nhân, để đời an nhiên, và hạnh phúc theo.
Vậy, bởi vì nhân duyên kiếp này ta có căn mạng xuất thủ trình đồng và nhập Thánh Đạo, là hành trình đi tìm khám phá một phương pháp không có trong đời thường.
Một hành trình để chuyển hóa tâm linh và con người mình.
Cũng là hành trình gửi gắm để nhận được sự, sáng suốt, sự tu chỉnh hoàn thiện con người mình, cho đúng là người có đạo.
Nhưng hành trình đó không khéo, không đi đúng đường, thì thường bị ngược lại (có thể mới trình đồng Thánh giáng một ly một lai sau lại không bao giờ được).
Nhập đạo hầu Thánh cũng như người đi bắt rắn độc mà biết sử dụng một khúc cây có nạng sắt (phương pháp phương tiện) khi đi đến vùng hoang dã, trên con đường đi thấy rắn lớn, họ ấn nạng ngay xuống cổ rắn và lấy tay bắt ngay đầu rắn. Rắn kia tuy có thể quẫy đuôi, quấn tay, quấn chân hoặc một bộ phận khác của cơ thể người bắt rắn, nhưng không thể nào mổ người ấy được.
Bắt rắn như vậy không cực khổ mà cũng không lao nhọc, chỉ vì người ấy biết rõ thủ thuật bắt rắn.
Người có đồng cũng phải khéo léo tiếp nhận những tinh túy và loan giá một cách chuyên nghiệp, không đảo lộn thì mới hiểu được sự cốt lõi và ngộ được Thánh đức trong đạo, nắm được các pháp chánh thống, cái tinh túy cốt lõi.
Họ biết không phải hầu đồng với mục đích khoe khoang tiền của hay mong cầu, không lai căng, không vì một cái gì ngoại lực tác động mà chỉ bắc ghế với mục đích tìm cầu tấm gương soi chiếu của đạo. Họ không bao giờ áp dụng những cái của đời sống vật chất và cái tầm thường của thế nhân lên điện Thần khi hầu Thánh.
Dù phải bị chê bai đàm tiếu và trải qua những cực khổ và nhọc nhằn nhưng họ cũng không bao giờ áp dụng ngược lại, đưa những cái tầm thường của cuộc sống hàng ngày đến với chiếu hầu.
Hiện nay phần nhiều là làm ngược lại. Không nhập đạo để soi gương Thánh đức, Thánh minh, tu chỉnh để hoàn thiện mình. Ấy vậy lại mang cái xấu xa tầm thường của đời áp dụng cho đạo.
Âu cũng là thời cuộc đưa đẩy.
Trước đây một bản hội chỉ thu nhận con nhang trong làng trong tổng nhằm mục đích dậy bảo đào tạo cho kín kẽ, nắn chỉnh cho tân đồng vào nếp, dậy bảo đường đi lối về. Bây giờ qua thời gian dài cấm đoán mất gốc, mất sự tinh túy, lại mở phủ quá nhanh không có sự định hướng nên loạn, tranh nhau làm Thầy đua nhau phá đạo, phá vỡ truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Mở phủ cho người rồi không dậy chỉ vì đông con nhang, chỉ vì danh, vì lợi, tiền tài… có xứng đáng là kẻ ăn cơm tứ phủ mặc áo Đình Thần không? Có xứng đáng với hai chữ quan Thầy của Đạo không?
Các cụ ngày xưa trân trọng lắm!
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm! Nếu mình không biết bắt rắn bằng đầu của nó, mình sẽ bị nó cắn lại.
Cho nên có thể nói rằng nhập đạo hầu bóng không phải là khi hầu mới học theo gương Thánh, hầu cho giống Thánh, giống quan... mà ngoài đời cũng phải lấy Thánh nhân làm gương mà sống theo tôn chỉ của Thánh nhân.
Tuy rằng tín ngưỡng Đạo Mẫu và cửa Đình Thần là Shaman nguyên thủy, đi kèm vào đó là sự huyền bí và có chút huyền hoặc nhưng bản chất tất cả các tôn giáo hiện tại đều là huyền hoặc, thậm chí dị đoan gấp ngàn lần Đạo Mẫu.
Đạo Mẫu vẫn nổi trội, trường tồn và luôn song hành trong lòng dân tộc Việt Nam, đại diện cho võ công hiển hách giữ nước thương nòi, cho những giá trị văn hóa và văn hiến nhân văn truyền thống.
Vì có tính thượng tôn anh hùng dân tộc, tính nhân văn cao cả, sự chan hòa giản dị, bao dung, từ ái vô bờ bến của Thánh Nhân Việt, hướng cho con dân yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hết mình vì sự hòa bình, sự phồn vinh, thịnh vượng của dân tộc này. Giúp con dân sống hạnh phúc, ấm no, an lạc, xa lìa phiền não, khổ đau.
Thế còn các huyền lực và các pháp (năng lực đặc biệt) của cửa Đình Thần, làm sao để được nhận cái Thánh Ân đó?
Đấy là những phương pháp hành đạo (Ơn trên ban).
Năng lực đó để ta quảng đại đạo pháp, phát dương ngọn cờ Đình Thần tam tứ phủ, cứu khổ độ mê cho đúng với tâm đức của Chư Thánh đã ban ân.
Nếu chúng ta sử dụng thích hợp dị năng đó. Dùng vào những việc mà không làm khuấy đảo âm dương, không lạm dụng hay vi phạm trong luân thường đạo lý, hành xử như một bậc đại diện của Thánh Nhân của cửa Đình Thần; chỉ sử dụng khi giúp đời giúp người không vụ lợi, mục đích gánh thay cho đời như chư Thánh thì việc đời việc đạo sẽ có tiến bộ.
Lên đồng là phương pháp, là chìa khoá để mở cánh cửa tâm linh của mình. Để tìm ra đúng chìa khóa để mở cửa, chúng ta phải nhất nhất tuân thủ đúng với tấm gương quán chiếu.
Tấm gương đó là: Thánh nhân Việt
Dùng trí tuệ để quán chiếu, soi sáng những thành quả ngày tháng áp dụng trên đường đời, sai đâu sửa đó.
Sẽ và chắc có quả đạt được qua công phu quán chiếu tấm gương từng ngày.
Nếu thấy thân tâm thanh thản an lạc là có tiến bộ.
Như vậy lên đồng mình đã tìm ra đúng chiếc chìa khóa cho tâm linh mình;
bằng không mình khổ, con cháu mình khổ vì phải ghánh thay nghiệp cho mình.
Nếu chúng ta thực hành tín ngưỡng này mà tâm mình vẫn còn phiền não, sân hận, cơ hành, vì tiền, vì danh, điêu ngôn sảo ngữ… thì rõ ràng chúng ta hoặc là đã sai đường hay là đã lạm dụng năng lực, hoặc chọn con đường nghịch đạo.
Lạm dụng Thánh ân không đúng vậy ổ khóa đạo đã không đúng chìa khóa.
Thôi buông mà sửa.
Người đi trước rước người đi sau...
Đồng Thầy là tấm gương, biết tùy cơ duyên của từng người, căn quả của từng người, nghiệp căn từng người để tùy bệnh mà cho thuốc. Do vậy, việc mở phủ cho người cần phải dụng tâm, quán xét mỗi khi dẫn trình, để con nhang tạm thời yên căn số lúc đó. Nhưng đó chỉ là mở đường mở lối cho họ đến với con đường tâm linh.
Sau khi dẫn trình, ngoài những nghi thức hành lễ hay hầu hạ bắt buộc, còn đường phải đi thế nào thì phải hướng dẫn cho họ được biết.
Nói đến việc tùy duyên ứng đàn đó là ở trước mắt hoặc xử lý nghiệp căn trước mắt. Khi đã là thanh đồng thì lâu dài quan thầy phải giáo đạo cho vào khuôn phép.
Biết rằng nhập cửa Đình Thần không phải vì cái gì mà chỉ vì chìa khóa đến với tâm linh, tìm về tấm gương quán chiếu chính mình chứ không phải vì lợi lộc, thần thông hay bất cứ cái gì khác…, để “nước chảy một dòng thuyền xuôi một bến” như Thánh nhân Việt, “nhất một lòng tòng một dạ” với dòng máu đỏ da vàng Việt Nam… thì mới nên mở phủ.
Đừng có mong rằng ta phải có năng lực thần thông hiển hiển, lộc lá hay cái gì khác mà là tu chỉnh nghiệp căn, hết lòng soi chiếu tấm gương của Thánh đức, phát dương tín ngưỡng, một lòng một dạ nhất tâm quy hàng theo vào đạo rồi cha cắt mẹ cử phải làm gì thì cũng sẽ đi đến đích.
Tất nhiên để thụ hưởng được sự hạnh phúc, tài lộc, gia đình an lạc trong đời này, ngay bây giờ thanh đồng chúng ta phải thay đổi cách sống và cư xử hàng ngày (để quay lại cái đạo lý truyền thống từ xưa của các cụ).
Những thói quen từ hồi mở cửa kinh tế thị trường đưa ta đến sự sai lệch và biến tướng phải được cắt đứt, đình chỉ để tín ngưỡng của dân tộc ta quảng đại, nhân văn như vốn có từ xa xưa.
Mỗi chúng ta phải chiếu tấm gương của chư Thánh cho dù làm lại từ đầu, cuộn mình học hỏi như tằm ăn rỗi, để rồi một ngày giống như con kén đang lột xác hóa thành con bướm đẹp đẽ rực rỡ!
Thoát khỏi thời điểm mà đáng xấu hổ như bây giờ.
Chính trong quá trình quán chiếu bằng tấm gương Thánh Đức để sửa lại mình, các con mới thấy nhờ sự chuyển hóa, lột xác này chúng ta mới cảm nghiệm sâu sắc được thế nào là thanh đồng, thế nào là ân duyên, thế nào là Thánh đức.
Thánh nhân Việt không bao giờ buông bỏ con dân của mình!
Mọi chuyện không bao giờ quá muộn, đặc biệt những người đã sai đường.
Hãy nhìn hàng ngàn gương tầy liếp nhập ma chướng tà đạo, gia đình tan nát con cháu trả không hết nghiệp cho mình, chết đi chỉ là kẻ mang nghiệp và chắc chắn không bao giờ được bước vào cửa đình Thần để theo hầu chư Thánh ở thế giới bên kia, may ra chỉ có những kẻ tà đạo thu nhận làm âm binh cho chúng.
Vậy hành trình nhập đạo hầu Thánh là hành trình khám phá tâm linh của dân tộc Việt, là con đường đi để xây dựng nhân cách Việt.
An lạc trong hạnh phúc của truyền thống, cộng đồng, tìm lấy hạnh phúc, phú quý và bình an trong mỗi gia đình.
Tìm đến cội nguồn văn văn hóa tâm linh của dân tộc, phát huy tính văn hóa nhân văn của người con đất Việt… Chúng ta có thể tìm thấy trong tất cả các pháp môn truyền thống của tín ngưỡng và những câu hát văn (nghe văn thấu lộ) đều hướng về mục tiêu ấy.
Mà hễ tu chỉnh soi chiếu cân chỉnh lại từ trên chiếu hầu, từ câu văn để thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày sẽ hết khổ, sẽ là vui, là hạnh phúc!
Tóm lại, con đường tâm linh của thanh đồng là nhìn lại những đầu mối gây đau khổ mà do chính mình đã tạo ra, những tâm tưởng lệch lạc, tự diễn biến trong tâm thức hay do môi trường sinh sống, trong quá khứ hay trong hiện tại.
Ta lần lần tháo gỡ, soi chiếu tấm gương học theo chư Thánh nhằm chuyển hóa những mối khúc mắc hay thay đổi cách sống, thái độ và tư tưởng sai lầm không nhận biết được thường ngày.
Nếu bắc ghế và chỉ chờ đợi một cơ may nào đó xảy đến để mình có hạnh phúc, tài lộc lâu dài là một sự mơ tưởng viễn vông, không đúng chánh đạo, là chưa biết học theo tấm gương, hình ảnh của chư Thánh Nhân Việt.
Một người thanh đồng phải có chánh kiến và nhìn nhận, là biết mình phải chọn cách nhắc nhở thân tâm thích hợp và gia công, quán chiếu để chuyển hóa chính mình.
Nếu chỉ biết “Nằm chờ sung rụng” thì biết ngày nào có được đạo tâm và trở thành “con cha con mẹ” đúng nghĩa, đến bao giờ mới có thể trở thành người đại diện cho một đạo pháp của dân tộc Việt Nam? Chỉ là vải thưa che mắt Thánh, sẽ không bao giờ có Thánh giáng đồng dù chỉ một ly một lai.
Còn ngoài ra toàn là lừa đảo, miệng trần nói có bóng thánh.
Trước khi viết bài này mấy Thầy trò tôi bàn luận và so sánh giữa Đạo Mẫu với những ShaMan giáo Á Đông khác.
Ví dụ như Tát Mãn Giáo và Thần Đạo Nhật Bản
Mới biết rằng: Những tôn giáo tương đồng với Đạo Mẫu.
Đặc biệt một tôn giáo đơn giản và gần giống với tín ngưỡng dân tộc Việt Nam đó là Thần Đạo của Nhật Bản.
Chỉ khác đi là họ không có hát văn và hầu bóng.
Nhưng họ có những Vu Nữ chuyên nhẩy múa dâng nên chư Thần, và thêm một công việc nữa là cầu xin thần linh giúp đỡ cùng làm bùa chú và bán chúng cho dân Nhật Bản.
Cái giống nhau là ngôi đền thờ thần đạo và các ngôi đền thờ thánh của Việt Nam có tín ngưỡng na ná như nhau.
Quá trình phát triển và hình thành của hai tôn giáo gắn liền với hai dân tộc, giống nhau đến 90%.
Nhưng họ có một ông vua trong lịch sử (Thiên Hoàng Minh Trị) ban chiếu chỉ “Thần Phật phân biệt lệnh” vào ngày 13/3 /1868 nghiêm cấm gán ghép Phật giáo và Đạo Giáo, loại bỏ toàn bộ những kinh kệ hay luật tục của hai tôn giáo này vào tín ngưỡng gốc của dân Nhật Bản và đến tháng 7 năm 1869 sau khi đã đính chính và cho về nguyên sơ.
Nhật Hoàng ban sắc chỉ phong Thần Đạo là quốc giáo.
Với lý luận rằng “IZANAGI” người sinh ra đất nước nhật bản và các vị thần… các vong linh tổ tiên dân tộc nhật.và các vị vong linh anh hùng dân tộc nhật bản các vị tiền nhân đã tạ thế (khai sinh ra văn hóa tín ngưỡng giá trị truyền thống của tâm linh dân tộc Nhật Bản) các vị Thánh nhân đó luôn luôn trường tồn và phù hộ độ trì cho dân tộc Nhật Bản.
Và cũng không có đi đầu thai như thuyết lục đạo luân hồi của Phật giáo (thuyết này Phật giáo vay mượn của Ấn giáo hin đu,bà la môn).
Và lại càng không có 10 vị diêm vương nào cả.
Không có một ai thế lực nào loại tín ngưỡng tâm linh nào có quyền phán xét các vị anh hùng và các vong linh tiền nhân của dân tộc Nhật Bản.
Các vị đó luôn luôn ở mồ mả lăng tẩm và các ngôi đền của Thần đạo, ở nơi ở của chư Thần và theo mỗi bước chân của nhân dân và dân tộc nhật bản phù hộ cho dân tộc Nhật Bản.
Bằng vào truyền thống nếu đã là dân Nhật Bản, phải học và noi gương các Thần linh dân tộc Nhật Bản.
Thời điểm trước thế kỷ 19, Thần đạo khi đó là một nhánh của Phật giáo (CHÂN NGÔN TÔNG do nhà sư Kôbô dung hòa tín ngưỡng nhật bản với đạo Phật từ thế kỷ thứ 6 qua 13 thế kỷ phát triển)
nhưng sau đó tách khỏi Phật giáo phát triển mạnh mẽ hơn quá khứ.
Toàn dân tộc đời sống tâm linh xoay xung quanh tín ngưỡng này.
Chính thức có hơn 100 triệu dân nhật bản theo thần đạo 4 triệu Vu Nữ chuyên múa phục vụ Thần đạo, luyện bán những bùa chú trừ tà hay giải hạn. với rất nhiều người chuyên tổ chức lễ lễ hội hay cúng tế.
Từ Vua, Thủ tướng đến thường dân đều tôn phụng.
Sự khác nhau giữa hai đạo là vũ nữ thầy tế và ông bà đồng, còn các câu tế và văn luật còn có phần kém cả sự phong phú và tính đa dạng, tính anh hùng hay sự nhân văn, lòng bao dung sự, phù trì.....
Trong hát văn của Đình Thần Việt.
Nhưng Thần đạo Nhật Bản lại hơn hát văn Việt bởi được công nhận là luật tục truyền thống buộc phải chấp hành.
Những việc phạm phải lỗi nhỏ phải biết nhận ngay kẻ nào không biết nhận lỗi lầm là kẻ đi ngược lại với Thần Đức tính cách của tiền nhân.
Còn như cực đoan một chút, nếu gây trọng tội hay thất bại, hoặc lỗi lầm không có thể cứu vãn là kẻ không học và làm theo noi gương chư Thần... sự anh hùng và xả thân vì nước... và có thể chết vong hồn sẽ không được chư Thần chấp nhận cho được nhập Thần xã của dân tộc Nhật Bản.
Trừ khi lấy cái chết để tạ tội.
Nhìn họ được thế giới công nhận bởi cái truyền thống chứ không phải là các điệu múa hay lễ hội và.....hình thức, nhìn đến đạo ta mà đau lòng.
Đạo Mẫu. Cửa Đình Thần Việt Nam ta được thế giới công nhận và nhìn nhận biết đến không hơn gì là văn hóa diễn xướng ca múa (Không dám dùng câu biểu diễn giải trí) vì sợ khinh nhờn Thánh nhân!!!
ps: Hầu đồng chính là giải nghiệp của gia tiên dòng họ nhà mình, điều này có lẽ bạn chưa tin, tuy nhiên nếu bạn thực sự hiểu và trải qua thì bạn sẽ hiểu tầm quan trọng của việc hầu đồng với phần âm của gia tiên dòng họ nhà bạn.