Tam hồn thất phách là gì (ba hồn bảy vía)?

0

Nội dung chính [Hiện]

Xét về lí luận cơ sở: Thần hồn người sống hay hồn ma vong hồn hay vong linh, con ma hay gọi là: Hồn và phách. Đây là khái niệm của gần như tất cả các dân tộc trên thế giới đặc biệt là của Đạo giáo. Trung Quốc gọi là hồn và phách thì Việt Nam gọi là hồn và vía.

 Trong lịch sử Giao Chỉ vào thuở Sĩ Vương (137?-266) cai trị (187-266), Trung Quốc loạn lạc, các Nho gia và danh sĩ đời Hán chạy sang Giao Chỉ lánh nạn rất nhiều. Trong số đó cũng có nhiều đạo sĩ bởi Đại Việt sử ký toàn thư do các sử thần Lê Văn Hưu, Phan Phú Tiên, Ngô Sĩ Liên... soạn thảo (1272-1697) chép rằng: Khi Sĩ Vương bệnh nặng hôn mê ba ngày thì có một người tiên tên là Đổng Phụng cho thuốc cứu sống. Do đó, khái niệm chữ viết trong lịch sử hồn-phách có lẽ đã có ở nước ta từ thuở ấy.

Còn trước đó có lẽ gọi khác nhưng cùng chung bản chất chỉ hồn/phách hay hồn/vía.

 Đạo Giáo: Dòng phù thủy quan niệm có tam hồn và thất phách. Tam hồn (ba hồn) là: Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh. Thất phách (bảy vía) là: Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, và Xú Phế .

Còn dòng luyện khí lại có quan niệm liên kết các khiếu với huyệt lạc ....

Người Việt Nam hay người phương Nam lại có khái niêm tam “hồn” là: Thiên hồn (linh hồn) -  Địa hồn (sinh hồn) và nhân hồn (giác hồn).

Còn “vía” hiện ra  gồm bẩy lỗ là nam chín lỗ là nữ: Hai lỗ tai, mồm, mũi, mắt, hậu môn và dương vật/ âm hộ , nữ thêm hai lỗ ngực.

Người Việt Nam có lẽ cho rằng thân thể người nam có bảy lỗ (thất khiếu), thân thể người nữ có chín lỗ (cửu khiếu) nên đã phát triển quan niệm rằng nam có ba hồn bảy vía, nữ có ba hồn chín vía (tương ứng với bảy lỗ và chín lỗ). Khác với quan điểm của Trung Quốc thì nam cũng như nữ, chỉ có ba hồn và bảy phách (vía) mà thôi.

Tuy nhiên, khái niệm hồn - phách không có ý nghĩa xác định chung chung mà khái niệm này phải được xác định trong một ngữ cảnh cụ thể.

 Trên quan điểm y học Trung Quốc, Trần Anh Ninh tổng luận: “Các thuyết trên đây bất đồng, xét chung thì có thể chọn được một trong các thuyết có vẻ xác đáng. Nội kinh nói: ‘Hồn phách đầy đủ mới thành hình người hoặc vật’.

Trần Anh Ninh (hiệu Viên Đốn Tử, 1880-1969) trong quyển Đạo giáo và dưỡng sinh (nguyên tựa: Đạo giáo dữ dưỡng sinh, Hoa Văn xuất bản xã tái bản, Bắc Kinh, 2000, trang 249-266) đã tổng kết mười thuyết về hồn-phách trong kinh điển Trung Quốc.

Trong lí thuyết Đạo Phậtcũng có đề cập: Con người có Bát thức (là 8 cái thức) trong đó Ý thức là cái thứ 6, chịu trách nhiệm "quản lý" 5 thức trước đó (gồm Nhãn, Nhĩ, Tỉ, Thiệt và Thân), cơ chế quản lý này cũng bằng hệ thống Sóng trong cơ thể. (Nhưng có loài vật thiếu phách.)

Về khái niệm y kinh: Tiết Sinh Bạch chú (Khí và hình thịnh thì hồn phách thịnh). Khí và hình suy thì hồn phách suy. Hồn là sự rạng rỡ của phách, phách là gốc gác của hồn. Phách thì âm, chủ về tiếp nhận và cất trữ nên phách có thể ghi nhớ sự việc. Hồn thì dương, chủ về sử dụng nên hồn có động tác và phát huy. " khác với quan điểm cảu ta hồn là âm phách là dương "

Hồn và phách không thể xa lìa nhau. Tinh tụ thì phách tụ, khí tụ thì hồn tụ, tạo thành thân thể con người. Đến khi tinh kiệt thì phách giáng, khí tán thì hồn rong chơi [bên ngoài thân thể] mà không biết nơi nào’.

Chu Tử lại nói: ‘Không có hồn thì phách không thể tự tại, khiến người ta đa tư lự, hồn và phách đã rời nhau’. " hai câu trên phù hợp với quan điểm hồn chủ dương phách chủ âm "

Lão Tử chỉ muốn giữ cho chúng hợp nhau, nói: ‘Quản lấy phách thì hồn giữ phách. Hồn nóng phách lạnh, hồn động phách tĩnh, có thể lấy hồn giữ phách thì phách nhờ được giữ nên tĩnh. Phách lấy hồn mà có công việc. Cái nóng của hồn sinh ra sảng khoái, cái lạnh của phách sinh ra ấm áp. Hai thứ không rời nhau nên cái dương đó không nóng, cái âm đó không trệ thì đạt được hòa. Nếu không vậy, hồn ngày càng động, phách ngày càng tĩnh. Hồn ngày càng nóng, phách ngày càng lạnh. Hồn phách xa nhau vì không được hòa nên chết’. Nước là 1, lửa là 2. Lấy phách chở hồn, là lấy 2 giữ 1, ắt nước lửa giúp nhau mà không lìa, do đó sống lâu”.

Quan niệm Ấn giáo và Phật giáo cổ: 3 hồn: hồn khôn, hồn trung, hồn ngu. Người tu tập hòa nhập được giác tánh, hồn khôn hiển lộ, biểu hiện bên ngoài trí tuệ từ bi thiện lành.

Thuyết Ấn giáo lục đạo luân hồi mà nhà Phật phát triển kế thừa thì nói: vong hồn người quá cố phải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày sau đó hồn mới được siêu thoát…

Theo quan niệm của nhà Đồng (Đồng nhân) thì:

Ba hồn:

+ Sinh hồn (Nhân hồn): phần đem lại nguồn lực sống, kế thừa máu huyết của cha mẹ hun đúc thân hình, tạo tư duy, tư tưởng, hành động cho thể xác.

+ Giác hồn (Địa Hồn): được hun đúc bởi thế giới và mảnh đất nơi sinh phần giúp cơ thể nhận biết, kế thừa văn hiến tư duy vùng đất, cảm thụ, phản ứng trong môi trường sống nơi đại địa sinh ra.

+ Linh hồn (Thiên hồn hay linh quang): phần quan trọng nhất, thâm sâu, linh diệu nhất của con người và vạn vật. Theo một số tín ngưỡng thì chịu kiếp luân hồi chính là phần hồn này.

Bảy vía:

 Sách cổ chép rằng người ta mới sinh sống được 7 ngày gọi là Lạp (hay còn gọi là Cữ) sinh ra 1 vía. Đủ 7 vía thành người (49 ngày). Đủ 100 ngày thành 1 tuổi. Bé trai đủ 7 ngày, gái 9 ngày gọi là đầy cữ.

Trong sách Vân Đài Loại Ngữ, Lê Quý Đôn cũng viết: " Tục nước ta sinh con được 3 ngày thì chỉ làm vài mâm cỗ cúng Thuần Dưỡng Bà. Đến ngày thứ 7, thứ 9, đầy 100 ngày thì làm lễ cáo gia tiên, yến tiệc linh đình...".

Vì thế, khi chết, sau 7 ngày là 1 ky tang, mất đi 1 vía. Bảy lần cúng ky tang thì cúng tuần chung thất - hết vía: 49 ngày. 100 ngày cúng Tốt khóc (thôi khóc).

Liên quan đến căn quả: Căn quả của người có đồng là bởi duyên nguyện và quả nghiệp của mình gây ra. Đặc biệt gọi là căn xuất địa sinh tam hồn đúc mệnh vị, do tam hồn tụ căn mà có.

Ta biết thiên hồn là điểm bất biến của mọi linh hồn trong tạo hóa. Thiên hồn đi lại nhiều kiếp kết hợp với nhân hồn và địa hồn cho ra nhiều hình hài khác nhau. Nó chỉ có chứa đựng những thứ tạo hóa cho phép mang theo trong luân hồi gọi là quả đạo duyên nghiệp đạo và pháp tắc.

Địa hồn hay còn gọi là Âm hồn là do đại địa nơi sinh hun đúc nó chứa đựng hiện tại hình hài của thế giới mảnh đất nơi sinh bao gồm văn hiến, văn hóa tín ngưỡng, phong tục thổ nhưỡng... của mảnh đất nơi đó.

Nhân hồn là do máu thịt và truyền thừa của cha mẹ hun đúc lên nó là đại diện hình hài thân thể và truyền thống nghiệp duyên phúc quả của cha mẹ gia tiên tiền tổ...

Nói thêm về luận điểm tu tập dựa trên khái niệm hồn/vía hay hồn/phách:

- Trong đạo giáo người ta tu khí huyết hay còn gọi là luyện khí luyện phách (khiếu huyệt).

Gọi chung là “Tính tu”. Cũng có pháp môn Đạo giáo “mệnh tu” trên cơ sở khí huyết tu dương pháp môn.

- Trong đạo Phật người ta tu chủ yếu là Tâm thức (Tu tâm). Tính chất đạo giác của quả nghiệp hay còn gọi là “Tâm pháp môn” như câu “Phật Tâm Phật tính” chứ không ai gọi là “Phật số Phật mệnh”.

- Người tu Nho họ tu theo đường vận tu gọi là nhân đạo chánh lộ: “Nhân Pháp môn”.

- Trong Đạo Mẫu người có đồng là tu hồn tu cốt (xương cốt- Đồng cốt) tu mệnh.  Vì tam hồn là cái trìu tượng không nhìn thấy được nên hay gọi là “Tu âm phúc” (Âm pháp môn).

Tu cốt là đi đường Thần Đạo nguyện lực gọi là  cốt tâm (đồ đằng chí tôn huyền hóa). Bản chất lấy chủ nguyện của tâm hướng tới khế hợp với đồ đằng.

Bởi là tu hồn nên Đồng Nhân luôn có được sự cởi mở trong tu tập hành trì.

Cũng do linh hồn con người gồm tam hồn cho phép chứa đựng tất cả những gì của thiên địa nhân nên đồng tu ngoài mật pháp của nhà Đồng có thể du nhập thêm các đạo tâm hay thân hay khí huyết (vì hồn là chủ của tâm của thân thể của khí huyết...) nên một số pháp của Đạo Phật hay Đạo Giáo, Nho Giáo... dung hợp trong tu đồng và tương hỗ cho đồng nhân trên con đường tu đạo cũng không có gì là lạ và dị biệt.