Thứ tự các giá hầu trong đạo mẫu

0

Nội dung chính [Hiện]

Hầu Đồng là nét đẹp văn hóa tâm linh Việt, Tuy  nhiên những người mới ra trình đồng mở phủ chưa thể tìm hiểu sâu về vấn đề đạo và lề nối khi ra hầu, Đồng Thầy đôi khi cũng chưa kịp dạy đệ tử hoặc có dạy cũng rất mơ hồ và khó nhớ. Để bạn chủ động hơn trong việc hầu thánh, bài viết này sẽ giúp bạn hình dung ra thứ tự các giá hầu trong đạo mẫu tứ phủ.

1. Thỉnh Mẫu

(Không tung khăn)

Đệ Nhất Thiên Tiên con thỉnh mời Đệ Nhất Thiên Tiên

Thanh Vân Công chúa thượng thiên Mẫu ngự về

Vân Cát thôn quê, Phủ Dày Vân Cát thôn quê

Giáng sinh vào cửa nhà Lê cải Trần

Thánh Mẫu Địa Tiên con thỉnh mời Mẫu Đệ nhị Thánh Thiên

Vốn xưa hiển thánh trong đền Sòng Sơn

Thoải quốc động đình con vua Thoải quốc động đình

Xích Lân long nữ Mẫu ngự đền chứng đây

Thầy nói ngoài lề một chút:

Tục thờ Mẫu Tam Phủ người Việt có từ rất lâu, đại diện Thiên Tiên là Thanh Vân công chúa, đại diện Địa tiên là Mẫu Đệ Nhị, đại diện miền Thoải là mẫu Đệ Tam.

Unessco công nhận tục thờ Mẫu tam phủ của người Việt: Thiên – Địa – Thoải. Đệ nhị địa tiên chứ không phải Đệ nhị Thượng ngàn cũng có lí do:

  1. Thiên tiên cửu trùng Thanh Vân Vạn Hoa Vương Mẫu (Khác với Cửu thiên Huyền Nữ và Mẫu Bán Thiên)

Mẫu Liễu Hạnh (tương truyền là con Vua Cha Ngọc Hoàng -Tạo hóa giáng sinh, theo sắc phong thì cũng có sắc ghi là “Thiên chủ tiên đình” nhưng có sắc ghi là “Đế thích tiên đình”). Trước giáng sinh tên cũ của Mẫu là Hồng Liên, đạo hiệu là Thanh Vân, giáng sinh cửa nhà Lê cải Trần tên là Giáng Tiên (Trần Lê Giáng Tiên), đạo hiệu là Liễu Hạnh nên được gọi là Liễu Hạnh công chúa hay Thanh Vân công chúa.

Tên Cửu Trùng Thanh Vân còn có ý nghĩa là khi Mẫu Liễu Hạnh về trời ngài ngự ở cửu trùng thiên cung Vân Tiêu nên được gọi là Mẫu Cửu Trùng.

Như vậy thỉnh giá đầu tiên là giá Mẫu thượng thiên /đệ nhất thiên tiên… là Mẫu Liễu Hạnh.

  1. Địa Tiên Thánh Mẫu… quan niệm chung vẫn là Mẫu Liễu Hạnh theo truyền thuyết, ngài hiển thánh cấp cháo cho quân của Vua Quang Trung nhưng nhiều dòng đồng cổ lại hầu Sòng Sơn Thánh Mẫu Vân Hương đệ nhị Thiên Tiên quản địa phủ khâm sai Duy Tiên công chúa.
  2. Mẫu thoải – tùy căn cơ hoặc nơi ở của các con hoặc là được nhà Thánh ứng báo thờ chính cung vị Thánh Mẫu nào.

 - Trước đây dòng đồng thoải Việt cổ hoặc dòng đồng khâm sai thờ Hầu Thánh Mẫu Diệc Lân Long Nữ (Bà chúa Lạch).

-  Trước đây dòng đồng thoải từ thời Trần thì thờ và hầu tráng bóng chuyên thờ Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ.

-  Dòng đồng thoải sinh sống ở giáp biển thờ và Hầu Thánh Mẫu Trung Thiên Hoàng Lân Long Nữ (Đông Hải long vương).

-  Dòng đồng thoải cư ở trên núi phía Bắc thờ và hầu Thánh Mẫu Ngọc Lân Long Nữ.

Vậy các con thờ tự cũng điện tư gia hay hầu hạ cũng lưu ý nơi mình sinh sống và ứng báo riêng của nhà Thánh để phụng sự nếu không được ứng báo cứ thờ và hầu vậy cứ lấy tòa thoải trung bây giờ thờ và hầu tráng bóng Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ.

Nói chung quen miệng hay theo Unesco đạo ta vẫn gọi là Mẫu tam phủ còn ta dân gian thì Đạo Mẫu tứ phủ.

Nhưng Thần chủ đứng đầu Đạo Mẫu ta vẫn là Mẫu Phủ Dầy là Đệ Nhất Thiên Tiên Cửu Trùng Thanh Vân Vạn Hoa Vương Liễu Hạnh công chúa Mẫu Nghi Thiên Hạ Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương Mạ Vàng Bồ Tát.

Còn từ xưa các Chúa các Chầu đều gọi là Mẫu cả, gọi Chúa gọi Chầu để dễ nhận biết với ba tòa Mẫu mà thôi.

Do vậy,  các con ta thuộc dòng đồng khâm sai Tiên Hương nếu hầu ở đền thuộc các địa phương như ngoài biển hay trên núi hoặc ở đồng bằng thì nói cung văn thỉnh các tòa Mẫu thoải theo vùng mà tráng bóng cho đúng lối.

Tuy rằng Mẫu thượng ngàn và nhạc phủ không được Unesco công nhận nhưng các con ghi nhớ rằng Mẫu thượng ngàn và nhạc phủ là Mẫu của người Việt ta, của đạo Mẫu tứ phủ. Unesco hay tổ chức nào có công nhận tứ phủ hay không cũng không quan trọng.

Thầy đã từng giảng cho các con về tam phủ, về mầu sắc đỏ xanh trắng vàng của tứ phủ và thiên thanh địa bạch thủy hoàng của cửa Thượng Từ Nhà Trần. Rồi cũng giảng thế nào là tam tứ phủ thế nào là cửa Thượng Từ…

Rồi thầy còn có cả bài riêng giảng về sơn trang và Thanh sơn nhạc phủ.

Nói đến nhạc phủ trước đây có có 4 dòng: 1, Lạng Sơn  - 2, Đông cuông (Yên Bái - Lào Cai – Phú Thọ tạm gọi là dòng Đông Cuông) – 3, Nhất động thanh sơn (Hòa Bình – Ninh Bình- Thanh Hóa ) – 4, Suối Mỡ (Bắc Giang một phần Hải Dương và Quảng Ninh). Còn gọi là 4 dòng sơn trang và một dòng chúa Mán đôi tòa là 5.

Dòng Sơn Trang mỗi nơi có cách thức thờ khác nhau. Đến khi vua Lê Thái Tổ phong La Bình công chúa lên làm Mẫu Thượng Ngàn lấy họ vua phong là Lê Mại Đại Vương Diệu Tín Thuyền Sư cao sơn thần nữ ( hiệu Bạch Anh công chúa…), lúc này thống nhất sơn lâm sơn tinh bộ chúng.

Sau này khi Đức Thánh Mẫu Thần chủ Đại Từ Tôn về Trời, Thánh Mẫu Duy Tiên hợp các dòng thượng ngàn và dậy hầu thứ tự tổng hợp các giá tứ phủ như bây giờ mới gọi chính thức nhạc phủ để gọi chung cho dòng đồng thượng khỏi phân biệt.

Thực ra cũng có vị Thánh Thượng tùy phương cải hiệu chỗ này tích nọ chỗ kia họ khác danh khác… Trước đây theo dòng chỉ được gọi là dòng đồng thượng Sơn Trang hay Thanh Sơn nhất phái hay dòng đồng thờ các Thánh thượng ngàn…

Nhạc phủ sau khi hợp giáo vào tam phủ mới sinh ra Đạo Mẫu Tứ phủ đình Thần.

Trước đây, không bao giờ hầu Mẫu, chỉ hầu các Chúa, các Chầu, các quan lớn, các Hoàng, các cô, các cậu.

Nhưng vì dòng Thanh Sơn là riêng biệt và đã hầu Chúa bà thượng ngàn từ ngày xưa trước khi Bà chúa Thượng Ngàn được phong thành Mẫu thượng ngàn và ghép vào cùng tam phủ thành tứ phủ (Thỉnh mời Lê Mại chúa tiên, vốn xưa chúa ngự trên đền Tuyên Quang).

Sau này khi Mẫu thượng ngàn được sắc phong và quản trưởng sơn lâm sơn trang, ngự tại đền Đông Cuông lời văn mới chuyển thành: Thỉnh mời Lê Mại đại vương, vốn xưa Mẫu ngự trên đền Đông Cuông...).

Lưu ý khi hầu Mẫu thượng ngàn/chúa thượng ngàn - Văn thỉnh:

+ Đối với đồng quan, đồng trưởng, đạo quan: Thỉnh mời Lê Mại chúa Tiên…Tuyên Quang…

+ Đối với đồng tân đồng không thờ điện: có hầu tại nơi thờ sơn trang thì thhỉnh mời chúa bà Cầm Thị Lả (chúa Đông Cuông nội sai Hồng Thánh đại vương phu nhân ).

Cũng như thoải phủ xưa nay chưa ai hầu Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ nhưng Chúa Lạch Diệc Lân Long Nữ (Mẫu Thoải ), chúa Hoàng Lân Long Nữ (Mẫu thoải Đông Hải Long Vương) hay Mẫu Ngọc Lân Long Nữ thì các cụ chuyên dòng đồng thoải thờ chính cung vẫn hầu ba tòa Mẫu này hoặc các cụ chuyên dòng đồng thoải lính kề Thánh hoặc dòng khâm sai đều hầu như các chúa sau Mẫu.

Đến ngày nay chỉ tất cả các giá Mẫu có Mẫu thượng ngàn là được hầu và Chúa Lạch cùng đôi tòa tả tiên phi hay hữu động đình thoải phủ vẫn hầu. Do từ xưa đến nay người theo phái Thanh Sơn hay các cụ đồng thờ chuyên dòng vẫn hầu Mẫu Thượng, Mẫu thoải và Mẫu vẫn cho phép hầu.

Còn Mẫu Thoải (Xích Lân Long Nữ), Mẫu đệ nhất… (Thiên -  Địa - Thoải ) không mở khăn, không hầu.

Về nguyên tắc không hầu 2 giá Mẫu Liễu và Mẫu Thoải. Nhưng bản chất các Mẫu đều có hóa thân:

Hầu Chầu Bơ chính là hầu Mẫu Thoải hóa thân, riêng dòng thoải Thanh Hóa cổ hay dòng khâm sai hầu Đà Long thủy tinh công chúa (là Chầu Bơ). Cũng tùy dòng, có dòng hầu Cô Tư hoặc Cô Nhất là hầu Mẫu Liễu hóa thân, hầu Cô Đôi là hầu Mẫu Thượng Ngàn hóa thân,… cũng có dòng hầu Cô Nhất là Cửu Thiên Huyền Nữ Chân Nhân, và Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ hay Cô Tư Ỷ La hay có dòng hầu Chầu Nhất là Chầu Quỳnh.

Đặc biệt còn vị Mẫu Mẫu Chiêu Lai (Sai Lai hay nội sai bản chất là Thánh Mẫu Đông Cuông theo sắc phong tại đền ): Khi lên đến Bảo Hà mới hầu tráng bóng sau ba tòa Mẫu, đồng non không tung khăn. Sau khi thỉnh 3 tòa Mẫu chính, hầu đến Mẫu Sơn Trang, sẽ có thỉnh và vái vọng thêm Mẫu Chiêu Lai (Thân mẫu của Hoàng Bảy- Hoàng Đôi, ngài là Phu nhân của Ông lớn Bảo Hà Thao giang Hồng Thánh Đại Vương chiếu theo sắc phong bà cũng là Mẫu Đông Cuông.

Và đồng pháp nhà Trần cũng Hầu tráng bóng Thánh Mẫu Thiện Đạo Quốc Mẫu Phu Nhân.

2. Hầu Chúa

(Chưa xét trường hợp hầu ghép đàn Nhà Trần)

Sau khi thỉnh/hầu Mẫu như trên,

Thỉnh đến các chúa:

- Có dòng thoải coi hai vị Thánh Mẫu và chầu thoải là chúa, họ hay hầu ở tòa Thoải phủ: Hầu Tả tiên phi Thánh Mẫu Ngoc Lân Long Nữ, kế đến hầu Hữu tiên phi Thánh Mẫu Đà Long thủy tinh công chúa… (Hầu 1 trong 2 vị).

- Nếu hầu ở tòa Sơn Trang (lên đến các đền như Tuần Quán/ …): hầu Hữu tiên chúa Bách Lẫm phu nhân (Bà lớn Tuần Quán) hoặc hầu Tả tiên chúa sơn trang (Bà Đông Cuông) sau đó hầu bà Hữu tiên chúa…

- Nếu hầu tại miền Thanh hóa , hòa bình kiểu thờ như đền Đông Sơn hoặc đồng soi bói được khai tòa định nghiệp soi bói: Nếu có bóng đủ quả được phép hầu Lê Mại Chúa Tiên, rồi hầu đến Diệu Tín Chân Như chúa tiên, sau đến Diệu Nghĩa Thuyền Lâm chúa tiên (Tam vị chúa Mường).

- Nếu hầu tại Tam Giang- Bạch Hạc và kiêm chi đôi nước: Phải có lễ với đức Thổ Lệnh Thạch Khanh (Đức Thánh Sơn Vi Đại Vương chồng Mẫu Đông Cuông), sau đó xin phép và Hầu đức Thánh Chiêu Văn Vương (Trần nhật Duật - nhà Trần), thỉnh hầu Thánh Quách A Xuân Nương sau chúa Đông Cuông.

- Nếu hầu tại Đền Chúa Đá Đen thì hầu Chúa Đá Đen trước (Sau chúa Lê Mại.

- Đến hầu tại Ninh Bình: Nên nhớ tổ bói là chúa bà Đá Nhân, nên thứ tự hầu là:

+ Chúa nhất Đá Nhân – Chùa Sệu (Làng Đái Nhân – Ninh Bình). Lưu ý tòa Thánh Đá Nhân ăn lộc bói của chúa mới được về đó hầu cấm tung khăn bừa khi không có bóng.

+ Chúa đệ nhị Đông Cuông – Đền Đông Cuông (Lê Thị Kiểm)

+ Chúa đệ tam đôi tòa Mán Thổ (bộ chúa mán đôi tòa gộp thờ. Đời mới từ khi ông Côi rước chân nhang chúa Đá Nhân, bà Thanh Hoa và chúa Đông Cuông về thờ và rước chân nhang miếu bà chúa bản cảnh người Ngái trong Cao Bằng về thờ tại động Vân Phong Tĩnh Túc Cao Bằng gọi là chúa tam tổ bói Già Long. Sau này ông còn về Tân Thành Hữu Lũng Lạng Sơn xin chân nhang của bà Chúa Tiên Nữ Cao Sơn. Xin chân nhang của chúa mẹ già Giao Long thác cái...Còn cổ các cụ ta khao sơn trang hay dòng thanh sơn hay hầu chúa mán đôi tòa thì tùy địa phương cải hiệu).

- Nếu lên đền Tĩnh Túc: hầu chúa mán đôi tòa Cao Sơn Tiên Nữ hay chúa giao long thác cái ttrước (hoặc lối mới gọi là chúa Già Long) (Hầu sau chúa Lê Mại).

- Nếu hầu trong điện Hòn Chén - Huế các con có thể hầu tráng bóng mẫu Thiên Y A Na sau tam toa Mẫu và hầu chúa Lá hay bà chúa Động hỏa phong, Bạch Ba Công Chúa Kim Tinh thần nữ… Sau các giá chầu.

- Tỏa bóng vùng Suối Mỡ thỉnh Chúa Bà Sơn Trang Quế Hoa mị nương.

Tỏa bóng vùng tam đảo thì hầu Thanh sơn đại vương

- Đối với các Thánh bản cảnh:  Có thể hầu Thánh bản cảnh trước cả chúa Lê Mại nếu hầu tại chính đền của vị Thánh bản cảnh/ tứ phủ (HẦU ĐÓN KHÁCH)

+ Chúa Tây Thiên: Thứ phi của Vua Hùng – Tên cúng cơm là Lăng Thị Tiêu, ngài mới xuống bóng cho hầu ít năm gần đây. Cơ cánh dòng đồng ta trừ khi hầu tại đền Mẫu Tây Thiên có rước bóng đón khách hoặc nhà Thánh rẽ ngôi đóng đồng cho phép vào bóng…(hầu sau Chúa Đông Cuông -  Chúa tứ phủ hoặc các chầu …) hoặc đồng nhân có duyên được cho phép hầu.

Ví dụ:

+ Chúa Đá Đen

+ Chúa Giao Long

+ Chúa Ỷ la (Mẫu Ỷ La)

+ Chúa Đồng Tiền

+ Chúa bà Phấn Trì

+ Chúa bà Lâm Thao (Chúa Ót)

+ Chúa Nguyệt Hồ (Tòa chúa mới thờ gần đây - Ngài là vợ ba Ông đề thám -  là một vị Thánh vì dân vì nước có thể hầu khi bà cho ăn lộc).

+ Chúa bà Cà Phê (Cũng phải có bóng mới được tung khăn)

+ Chúa Năm Phương (Con nhang người hải phòng nên hầu)

+ Chúa ngũ phương (Đồng kiêm chi mới được hầu mà chỉ được phép hầu khi ở đền sinh đền hoá kiếp bạc khi có bóng)

Còn về nguyên tắc: Thánh bản cảnh hầu sau Thánh Tứ Phủ (có thể sau giá chầu).

3. Hầu Quan, Chầu, Hoàng, Cô

Sau các giá Chúa

- Hầu các Quan:

Trước đây dòng đồng Tiên Hương cơ cánh nhà ta các cụ vẫn hầu quan khâm sai thứ hai sau quan lớn đệ nhất (dòng đồng khâm sai) trước cả quan giám sát với quan Tam. Bây giờ tất cả đều hầu sau Quan Tam, việc này nhà Thánh cho phép nên dòng đồng ta cũng có thể hầu như vậy cho thuận thời thế.

(Riêng về khu vực Thanh hóa hầu thêm Quan lớn Triệu Tường, về đồng bằng hoặc tháng 8 hầu Quan Điều Thất).

- Hầu các Chầu:

Có thờ điện hầu Chầu Nhất và Chầu Tứ và chầu bà tổ cô theo các giá thứ tự văn thỉnh.

Nếu không có điện sau 3 năm được phép hầu Chầu Tứ, sau 12 năm hầu Chầu Nhất (Rước bóng ở Phủ Dày hoặc nơi thờ chính cung Chầu Tứ thì không xét mốc thời gian trên).

Riêng về Phủ dầy (Phủ chính Tiên Hương) hầu Thỉnh Chầu Quế có bóng đóng đồng thì Hầu.

Đền thờ thoải hầu Chầu Bé thoải phủ thủ đền sau Chầu Bé Bắc Lệ,

- Hầu các Hoàng:

Riêng Hoàng Bát Nùng Cao Bằng và Hoàng Bắc Quốc có thể đồng hầu – cùng hầu trong 1 vấn. Hầu tại Suối mỡ Hầu ông Hoàng Cả, hầu tại đền Bảo Hà phải hầu Hoàng Đôi, hầu tại đền Tuần Quán hầu Hoàng Lục, hầu tại đền Đông Cuông hầu Hoàng Báo.

Trong 1 canh hầu không được phép hầu quá 4 hoàng

- Hầu các Cô:

Ghi nhớ: 12 Thánh cô khác 12 cô sơn trang – và các cô bản cảnh

Thứ tự hầu cô:

Cô đệ nhất à Cô đệ nhị (cô đôi) ……à Cô bé

Lưu ý khi hầu cô bé:

+ Nếu hầu ở mạn Đông Cuông: Chỉ được phép hầu cô bé Đông Cuông

+ Nếu hầu ở Lạng Sơn: Hầu cô bé Suối Ngang cô bé bắc lệ

+ Nếu hầu ở Tuyên Quang: Hầu thêm cô bé Minh Lương

+ Nếu hầu ở Móc Giằng: Hầu cô bé Móc Giằng mỏ than tùy đền…… hầu các cô chính tòa chính động.

  • Thứ tự nếu thỉnh hầu nhiều cô bé:

Cô Đông Cuông  - Cô Suối Ngang -  Cô Minh Lương - Cô Móc Giằng - Cô Bé Thoải Cung/ Cô Bé Sơn Trang (cô 12) ít mở khăn - Thánh cô Thác Bờ /Thánh cô Tân An... (Bản cảnh).

Ai buôn bán vải vóc quần áo có thể xin lộc hầu đôi cô Cam Đường.

+ Nếu hầu ở tòa Thoải: Cô Đông cuông - Cô bé thoải cung - các cô khác

- Hầu các Cậu: Theo hát văn thỉnh.

Khi hầu ở Suối Mỡ thì hầu Cậu Cả, Cậu Lệch.

Nếu bắc ghế vào ngày tiệc các Thánh thì không được bỏ hầu giá Thánh chính tiệc.

LƯU Ý:

- Nguyên tắc: Hầu Thánh bản cảnh sau Thánh Tứ phủ

+ Dòng đồng Tiên Hương chưa cho phép hầu Chúa Tây Thiên hầu vui tại nơi không phải đền chính của ngài. Sau 3 năm nếu có ân duyên xin phép được hầu thì hầu Chúa Tây Thiên sau Chúa Đông Cuông/ sau 3 tòa Chúa Mường lưu ý không có bóng Thánh đóng đồng không được tung khăn giá này…

+ Khi về Phủ Dày, hầu 1 vị nữa sau Chúa Đông Cuông là Bà Quảng Cung. Tuy nhiên xét theo căn cơ chứ không phải ai cũng được hầu ngài.

+ Về tòa Thoải: Nếu hầu chúa Tây Thiên thì hầu sau các tòa thoải.

Nếu con nhang dòng đồng Tiên Hương bản hội ta khi đã làm thủ nhang tại đền công thì hầu theo tòa thờ vào ngày tiệp mừng hồng ân nhưng trong canh hầu buộc phải hầu ba quan: Quan Nhất - Quan Tam và Quan Ngũ, còn các giá khác tùy đền và dòng thờ cũng như tòa chính thờ.

- Bắc ghế bao giờ cũng hầu Cậu Bé bản đền tiễn đàn.

- Chầu Bà tổ cô, ông Thánh tổ họ hay ông mãnh hoàng thủy tổ nếu muốn thỉnh thì xin văn thỉnh tráng bóng nếu là tân đồng. Sau 3 năm tùy hỷ tung khăn hầu kết đàn. Trường hợp đồng nhân có điện thờ Thánh truyền thừa thì được phép hầu ngay từ khóa mở phủ.

- Dòng đồng ta không hầu quan tướng (hạ ban) trừ khi con đồng phó úy sổ lính hạ ban quan tướng nhưng nếu bái hương tiễn Thánh vẫn là tốt nhất.

4. Hầu đồng Nhà Trần, Thánh bản cảnh nhà Trần.

- Bắc ghế hầu nhà Trần làm việc chỉ hầu 1 giá.

- Khi hầu luyện đồng hay tiến cống mã man hay hội đồng Thượng từ loan giá, hầu bao nhiêu giá có bóng thì hầu. Thứ tự hầu:

+ Hầu Đức Thánh Hưng Đạo bái hương tráng bóng (Đồng nam sau 12 năm đội lệnh Nhà Trần thì được hầu).

+ Đức Thánh Cả

+ Đức Thánh Phó

+ Đức Thánh Đệ Tam

+ Đức Thánh Hưng Trí

+ Vương cô Đệ Nhất

+ Đức Thánh Phạm

+ Vương cô Đệ Nhị

+ Lục bộ Thánh ông:

Ông Yết Kiêu - Ông Dã Tượng - Ông An Nghĩa đại vương - Ông Cao Mang…

+ Hai vị thầy văn võ

- Nếu hầu ở đền Nam Tào Bắc Đẩu thì hầu Đức Thánh Ông - Hai vị Thánh Nam Tào Bắc Đẩu rồi mới đến các giá tiếp theo

- Nếu hầu ở đền Sinh đền Hóa: Hầu đến 4 vị vương tử - Hai vị thánh cô - Phạm Điện Súy - Chúa ngũ phương ngũ hành…

- Nếu vì điều kiện phải hầu kẹp đàn tứ phủ và nhà Trần cùng canh thì hầu cửa Thượng Từ sau 3 tòa Mẫu.

- cô cửa suốt cậu cửa đông

Các con cũng biết đồng dòng nào theo dòng đó, địa phương nào hầu kiểu địa phương đó, “giỏ nhà ai thì quai nhà đó” như Hải Phòng thì các cụ hầu ngược; Hà Nội, Ninh Bình hầu xuôi Có nơi hầu Thánh bà trước có nơi hầu các quan trước nhưng dòng ta thì không được hầu sai phép tắc thứ tự như trên.