Phân Biệt Vong Ma, Tà Quỷ, Tiên, Thần, Phật, Thánh
Nội dung chính [Hiện]
Vong, ma, tà, quỷ, thần, thánh, phật, đây là các từ chúng ta ai cũng nghe thấy ít nhất một lần trong đời, có những người thường xuyên tiếp cận hay thậm chí những người làm việc tâm linh thường xuyên tiếp cận. Tuy nhiên để hiểu rõ và phân biệt thì không dễ, hoặc có hiểu cũng khó miêu tả. bài viết này luận về Vong, Ma Tà, Quỷ, Thần, Phật, Thánh để mọi người cùng tham khảo
1. Vong ma, tà
Vong hay ma là người hoặc vật đã mất hoặc chết hoặc bị tiêu diệt.
Chỉ người hoặc đối tượng đã chết dù bất cứ là ai hay vật chết đều gọi là vong hoặc có thể gọi là vong hay ma hay gọi là “con ma”. Ta đi đám ma hàng xóm hay người thân tình quen biết thì gọi là “ma”, “đi đám ma”, còn vẫn con ma đó nhưng là người thân ta ông bà cha mẹ ta thì gọi là “gia tiên”.
Ma và tà bản chất chỉ là cách gọi và quan điểm. Đơn giản như: Tốt với ta thì là ma, hại người hại vật hại ta... thì là ma tà.
Vong ma/ vong cũng có nhiều loại vong. Người thường hay vật thường khi chết gọi chung là vong.
Nhưng người đó hay vật đó chết đi mà khi sống vốn tu đạo, ví như tu đạo Phật gọi là “giác linh”, tu đạo Thánh gọi là “chân linh”, còn không có tu đạo gọi là “vong linh”.
Bà cô tổ hay Thánh tổ của một dòng họ cũng thuộc dạng này nhưng các vị đó được cả họ tộc kính ngưỡng tôn thờ, có thể được gọi là “Thánh tổ” hoặc “Chân linh cô tổ”, “ Ông mãnh tổ”.
Đối với những đồng bào dân tộc thì dù là vong, ma hay thậm chí Phật Thánh Thần Tiên gì cũng đều là “con ma” hết.
Họ quan niệm phân ra là: ma nhà , ma rừng hay cao hơn là ma mường Trời.
2. Thần (神)
Về chiết tự:
Hán tự “Thần” (神) là biểu thị bằng hai chữ “thị thân” (示 申), “Thị” (示) nghĩa là hiển thị, khai thị; Chữ “Thân” (申) chính là nói rõ, trình bày rõ. Vậy thì Hán tự “Thần” (神) nên được giải là: khai thị cho con người, thể hiện ra rõ, trình bày ra cho rõ (những điều thuộc về thiện, làm người tốt, đạo lý tu luyện).
Xưa lại có ý khác nữa:
Chữ Thần nguyên gốc là gồm hình tượng cái kiếm cắm xuống chữ Điền (đất) (申) mang tính chủ quyền
Bên phải chữ Thị ý nghĩa là tế lễ, được kính ngưỡng, được noi theo...
Vậy “Thần” nhìn chung chỉ một vị có anh linh quản lý cai quản một vùng nhất định được người dân thờ cúng, tế lễ, kính ngưỡng.
Như vậy Thần có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc:
- Trời đất sinh ra một đấng phi thường đứng trên cao hơn mọi người như tự nhiên có sơn thần, thiên thần, hải thần .hoặc Pháp Vân, Pháp Vũ , Pháp Lôi Pháp Điện, ông Đùng , bà Đoàng....(tự nhiên thần).
- Bậc những võ công hiển hách, tài năng bất phàm văn thao võ lược cứu giúp người dân, truyền bá nghề (tổ nghề)... sau khi chết được người ta sùng bái tôn thờ linh hồn, gọi là “thần”.
- Những vị gắn với sự phi thường, kỳ lạ huyền diệu, không phải tầm thường, bất phàm ... khi sống hoặc sau khi đã chết hiển linh... dù là một người ăn mày, một cái cây, một vật nào đó... được dân chúng sùng bái bởi có sự linh ứng... gọi là thần.
Nên nhớ bởi chữ Thần gắn với sự quyền uy, cai quản một vùng đất. Phạm vi vùng đất này lớn hay nhỏ, sự kính ngưỡng đến từ vùng đất này nhiều hay ít hình thành nên cấp bậc của Thần. Ví như vị thần quản lý một làng một xã xưa có Thành Hoàng, nhưng một cùng cao hơn rộng hơn có Đô Đại Thành Hoàng, còn các vị quản lý và khuông phù cả quốc gia, cộng đồng lớn đến một mức nào đó là “Phúc Thần”.
3. Quỷ (鬼)
Chữ “Quỷ” bắt nguồn từ 3 chữ vương (王) nghĩa là những bậc tổ tiên đã chết được thờ cúng. Chữ “Quỷ” bắt nguồn từ chữ 3 Vương của người Việt cổ, nói về thuyết xưa Đế Thừa con của Thần Nông, có 3 con trai là Đế Minh, Đế Nghi và Đế Long. Ba người con của Đế Thừa đều làm vương ở 3 phương, ghép 3 chữ “Vương” thành chữ “Quỷ”. Hay nói cách khác tục thờ cúng những vị vua có công đã tạ thế và họ tồn tại anh linh. Chữ “Quỷ” còn có nghĩa là Ma quỷ. Xưa quan điểm những người chết bình thường là vong linh không thể thành quỷ được, chỉ những bậc đế vương, thần linh được tôn thờ, có anh linh và gọi là “quỷ”.
Đối với người Trung Quốc người ta sợ chữ quỷ, họ hiểu chữ “Quỷ” là cái gì đó ghê gớm, tà ma, mặt đen... bắt nguồn bởi khi xưa người phương Bắc xuống xâm chiếm phương Nam giết hại vô số , và bị người bách việt trả thù báo thù trong truyền thuyết họ gọi những người bách việt trả thù bằng cái từ Quỷ bởi họ là những kẻ đi xâm lược, luôn sợ bị rình rập báo thù bởi những người bản địa mặt đỏ…, thoắt ẩn thoắt hiện… hình thành nên tư tưởng cho rằng đó là trả thù ma quỷ báo oán).
(Trong lịch sử người Phương Bắc xâm lược nước ta gọi ta là nước nước Xích Quỷ, Xích ý tượng trưng cho người phương Nam, Quỷ chỉ một người xăm mình trần trụi, trát mặt màu đỏ hay trang trí buộc tóc bằng khăn vải đỏ hoặc lông chim trĩ đỏ cứ đêm đêm những người Xích quỷ thoắt ẩn thoắt hiện xâm nhập vào phục kích bắt giết người phương bắc xâm chiếm hay từ Quỷ còn có nghĩa là trung thành.)
Quỷ cũng có công khai sáng, truyền dạy, cũng có anh linh. Tuy không mức rộng như Thần giáo hóa một phương, một vùng đất, hay vị Thánh... nhưng cũng có anh linh được phụng thờ, có thể có cả tính truyền thừa (gia tiên, tổ thần... bảo hộ, che chở, khai sáng, truyền lại cho thế hệ sau người Việt).
Người Việt ta hay nói “Quỷ thần hai vai” là ý rằng con người sinh sống luôn có phần âm hỗ trợ bên cạnh, có Quỷ (gia tiên tiền tổ, bậc anh linh), và Thần (những vị cai quản vùng đất đó).
Sau này vì người tầu họ ấn tượng cảnh trả thù báo thù phục kích..... của người xích quỷ lên họ cứ cái gì giết tróc báo oán họ đều gán cho từ quỷ rồi ảnh hưởng 1000 năm đô hộ và nhiều ngoại đạo quy chép quỷ với tà ma hay ghép với tà tinh hay cái gì đó rất xấu xa... nhưng không phải. Đôi khi bởi sự khác nhau giữa các nền văn hóa, hoặc tôn giáo hoặc chăng bởi một số kẻ dã tâm muốn ghán ghép để mê mờ người thiếu hiểu biết, nhằm hạ thấp một nền văn hóa hoặc tâm linh hoặc dân tộc bách việt hay một tôn giáo khác.
4. Tiên 仙
Chữ “Tiên” 仙 chiết tự bao gồm chữ Nhân và chữ Sơn. Ý là người tu luyện trên núi hoặc người đi lên núi chứ không phải ý chỉ bay bổng hay siêu nhiên gì.
Hoặc trong tín ngưỡng tâm linh của Đạo giáo TQ cũng có ý chỉ những vị Đạo tổ Tam thanh ... lục Ngự Cao chân...
Trong văn hóa dân gian truyền thống đạo giáo Trung hoa, tiên được thờ trong đạo giáo TQ cũng chia thành cấp bậc như: địa tiên, thiên tiên, kim tiên, đại la Kim Tiên ...... thậm chí có cả Quỷ tiên, hay Ma tiên... ( ám chỉ các chân linh tạ thế bằng lý do nào đó vẫn ở thể linh hồn không thân xác tu luyện đạt quả có đạo hạnh, thành Đạo) và Yêu tiên (chỉ những tinh quái hay động vật tu luyện mà thành )
Hoặc đối với Việt Tộc, Tiên cũng chỉ những vị là con trời, người trời xuống trần đầu thai thành người trong văn hóa Việt Nam (lưu ý Ông Trời của Việt Tộc chứ không phải ông Đông Phương Công tu nhiều kiếp thành ngọc hoàng của văn hóa TQ)
Trong tín ngưỡng dân gian TQ hay đạo giáo Trung hoa Từ 仙Tiên cũng có ý chỉ những vị lên núi tu luyện ..... trong một số trường hợp nhất định dân chúng TQ hay gọi các đạo sỹ là tiên gia, tiên Trưởng.....
Đạo giáo lấy tôn chỉ hòa hợp với thiên nhiên (xa thế nhân lên núi tu luyện lánh trần tục và lấy cốt yếu là tu luyện để thành đạo sống lâu...., trường sinh của thân thể, hoặc người có học thuật có đạo hạnh mà tính tình hay hành vi siêu phàm, không dung tục.
hay những đạo sĩ tu theo đạo giáo luyện đan luyện thuốc trừ cơm tu hành, cầu cho sống mãi không chết cũng gọi là tu tiên (Theo phái Đan đỉnh , Hoàng lão đạo, ....) đều gọi là 仙 tiên gia.
Chỉ có phái nhất chính (chính Nhất ) trong hệ thống đạo giáo, phái này do Tổ sư Trương Đạo Lăng lấy tín ngưỡng và thuật đạo của Thần đạo vu thần của dân Bách Việt và kết hợp với thần đạo TQ và Hoàng lão Đạo sáng lập truyền lại (được gọi nôm là Đạo giáo thần tiên) với xuất phát là chủ trương hòa hợp với nhân gian. Những người theo phái này cũng gọi là đạo nhân hay đạo gia.
Hoặc theo tín ngưỡng dân gian Trung Quốc tôn thờ các thần nhân trong văn hóa tín ngưỡng đạo giáo Trung Quốc đã thành Tiên nhân có thể về đạo hạnh hay hoặc thuật pháp...là những người tu luyện đắc quả đạo có thể được ngai vị.
Còn anh không đắc quả đạo đơn thuần chỉ là người đi lên núi tu luyện cũng thường gọi nhau là người tu tiên, tiên trưởng.
Ngày xưa vẫn gọi các cụ đạo sỹ là lão đạo, tiên trưởng chứ ít gọi đạo trưởng.
5. Phật (佛)
Phật (佛) chiết tự gồm chữ Nhân và chữ Phất, ý là con người đi lên đến đỉnh cao.
Đạo Phật của Việt Nam phần nhiều ảnh hưởng từ Trung quốc, xưa Trung Quốc hay gọi những vị vua chúa, thái hậu là “Phật gia”, “Lão Phật gia”, đây là ý chỉ những người đã đi lên đến tận cùng của một vấn đề gì đó.
- Đạo Phật nguyên thủy chỉ công nhận Đức phật Thích ca là thành Phật hay còn gọi là Ông Bụt (Phật giác ngộ khai sáng ra đạo Phật).
- Đối với người theo đạo Phật đại thừa Trung Quốc thì:
Phật chỉ đức tối cao như Đức Thích Ca, ngoài ra những vị sau này được người Trung Quốc ghán ghép vào Đạo Phật như: Đức Di Đà của kỳ na giáo, Phật Như Lai (lấy nhân xưng của Phật Thích ca truyền giáo để lập thành) hoặc Phật Quan Âm (ghép vị công chúa Triều Tiên thần chủ của tín ngưỡng thờ nữ thần Áo trắng của Triều Tiên là Diệu Thiện )...sau này có chuyển hóa quy về một số nhân xưng Bồ Tát khác....
Hay những vị Thần Tiên cổ xưa của các đạo khác, các vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc hay tín ngưỡng Tam Giáo Trung Quốc, các vị trong Thần đạo Bà La Môn hay Minh giáo như: Đức Di Lặc, Quan Công, Tứ vị Kim Cương, 12 vị thần tiên đạo giáo hoặc các vị Kim Cương của đạo Pon Tây Tạng (VD:Kim Cương tài thần, Hoan Hỷ Phật...) được người Trung Quốc chèn vào đạo Phật thì gọi chung là Phật.
Hoặc những vị đệ tử của Phật Thích Ca là các bậc la hán tôn giả... hoặc các tổ Phật giáo Trung Quốc như Long Thọ... hay vị sư họ kim .... Phật Địa Tang... được đưa vào Thích giáo.
Thực ra với bản chất truyền thống văn hóa đa thần vạn vật hữu linh trong con người Việt và trí tuệ của các tổ sư người Việt khi tu Phật cũng đã nhận định và cải biến tu theo đạo Phật bằng cách đại thừa của Việt tộc ta từ xưa rồi. Nhiều vị Phật trong Đạo Phật Việt cũng lấy những vị thần bắt nguồn từ tín ngưỡng Việt Tộc (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện...). Nhưng giờ bởi bội nhiễm quá nhiều tư tưởng Phật gia Trung Quốc sính ngoại nên quên nguồn gốc thôi.
Kể cả cách tu hành, các cụ Việt ta nhận định Đức Thích Ca là một vị đại giác Đại Thánh, mà người tu theo đạo của ngài thì gần như tất cả trí tuệ và căn cơ có giới hạn không thể toàn giác giống Đức Thích Ca được nên các cụ ta chọn giác từng phần, giác một phần, tích tiểu thành đại và dần thành đạo. Dù giác một phần cũng đủ .Vậy ngoài Bụt Thích Ca Mầu Ni, còn lại người đứng trên đỉnh cao của abc... giác một mặt nào đó cũng có thể gọi là Phật.
Ngay cả việc giao thoa tín ngưỡng thần đạo Việt tộc với đạo của bụt đã có từ xưa tiền thần hậu Phật hay tiền Phật hậu thần hoặc có nhà mẫu trong chùa là bình thường.
Dân ta giờ sính ngoại đến mức sẵn sàng tôn sùng Các vị thần linh của dân tộc khác được gán ghép thờ phụng thành Phật hay bồ tát trong chùa , thậm chí sẵn sàng tung hô pháp môn hầu đồng trong mật tông hay những sa man của kim cang thừa, tín ngưỡng Trung Hoa biến tấu... nhưng lại chê bai cái sự giao thoa thần đạo Việt.
hoặc có chút giả cầy như chùa ba vang sẵn sàng bài xích Nhà Mẫu trong chùa, bài xích Phật Bà Quan Âm nhưng lại tôn thờ Phật Di Lặc hoặc Tứ đại kim cương (Ma lễ thanh, Ma lễ hồng... của tín ngưỡng dân gian trung hoa)...
Việc tôn thờ các vị Phật của dân tộc khác được giao thoa trong đại thừa cũng không sao, thấy tốt thì học nhưng chăm sính ngoại mà bài xích tín ngưỡng Việt đã giao thoa trong Phật giáo là thiển cận.
6. Thánh (聖)
Thánh (聖) chiết tự: Chữ Nhĩ : chỉ cái tai nghe nhưng không chỉ nghe mà còn thấu hiểu.
Tai của một vị Thánh nghe được hết, hiểu được hết dù anh nói thầm trong lòng hay mới mở lời Thánh nhân đã nghe và hiểu (bách sự thông, tài như Thánh)
Chữ “ Khẩu” ý chỉ cho lời nói, thuyết pháp, truyền đạo, giáo hóa, lí lẽ cho chúng nhân.
Các vị đó nói những câu để chúng nhân biết được, để giáo hóa chúng nhân, để chúng nhân biết được hiểu được ... hướng con người đến an vui, hạnh phúc và chân - thiện - mỹ - đức, xã hội hòa bình phồn vinh phát triển.
Dưới cùng có chữ “ vương” ý là Thánh có quyền hành, có thể che chở cộng đồng, dân chúng.... cũng có ý đến vua cũng có khi phải nghe, phải cầu.
Các vị có đức hạnh cao và thông hiểu sự lí vượt khỏi cái tính phàm trần mà vào bậc thánh, có học thức hoặc tài nghệ đã đạt tới mức cao thâm, sáng suốt, đức hạnh cao, thông đạt, cái gì cũng biết tỏ. Thánh không bắt buộc phải là con người hay có hóa thân là người.
Bậc Thánh có 4 dạng:
1. Khai giáo truyền đạo:
Các vị như đức phật, các vị Lão Tử, Khổng Tử... cũng là thánh nhân vì các vị khai giáo truyền đạo, các vị nghe được mọi thứ trên thiên hạ và truyền lại cho mọi người. Gọi là Thánh nhân truyền đạo tải đạo dậy đạo.
Hoặc đạo Mẫu Việt ta có đức Thánh Chử Đồng Tử truyền lại pháp môn tu hành... như quán âm thần thuật (“Quán âm” chứ không phải “Quan âm”), đức Thánh Mẫu Vân Hương Quỳnh Cung Duy tiên công chúa đã tổng hợp pháp môn tu hành... hầu đồng thông công thần thánh truyền lại với một thể thống nhất như ngày nay.
2. Biết trước được tất cả những cái sẽ xảy ra về sau:
Như Trạng Trình xưa biết những chuyện trước mấy trăm năm, hay Cô Chín biết trước những việc và làm những việc mấy trăm năm sau người đời vẫn được ân hưởng, cộng đồng, quốc gia, đạo.. đó được ân hưởng . Gọi là Thánh Nhân
3. Tài đức sinh Thánh
Anh linh thần võ hiển hách đến tận cùng, tài năng không ai sánh bằng giữ nước được độc lập bảo trợ cho dân chúng yên bình ấm no một thời gian dài thịnh trị cũng được gọi là võ Thánh hoặc nhân Thánh , ví dụ như Đức Thánh Trần, Thánh Gióng hoặc có một mặt nổi trội vượt qua người thường mà không có người nào sánh bằng (Các cụ vẫn nói: “Tài như Thánh” là vì vậy).
4. Âm Thánh:
Có thể gọi là Thần linh nhưng chính tắc gọi là “Thánh” là được các triều đình phong kiến sắc phong: bảo quốc an dân, hộ quốc an dân, hộ quốc tý dân... được gọi là Thánh. Bảo hộ cho quốc gia, cộng đồng... cả cho đời sau cả về dương phần và bảo hộ cả về âm phần.
Vị thần linh trong sắc phong thần chỉ có “ bảo ngã lê dân” không thì gọi là Thần.
Nhưng có “hộ quốc tý dân”, “Hộ quốc an dân” thì đó là “Thánh” dù là Thánh Hoàng Làng hay Thánh cả quốc gia (Phúc Thần)
Nhắc rằng: Không được nhạo báng biến tướng hay đánh đồng những khái niệm trên.
Đặc biệt tại sao Đạo Mẫu được gọi là Đạo Thánh ở chỗ này
“Thánh” có thể là “Thần” nhưng “Thần” chưa chắc đã là “Thánh”.
Các vị thuộc Tứ Phủ đa phần đều là hàng “Thánh”, là những vị được chính các nhà vua đứng đầu đất nước đại diện cho việt tộc cho quốc gia xã tắc các thời đại cầu đảo và ra sắc phong nhằm bảo hộ quốc gia (Phúc Thần, Âm Phù hộ quốc, bảo ngã lê dân, sắc Thần vị tổ chức Quốc Gia hương thôn tế tự ).
Các vị Thánh về quan điểm cổ xưa phải xét đến sắc phong thần. Trong nước Việt ta thì vị nào sắc phong là thượng thượng thượng đẳng tối linh là đứng đầu trong sổ của phủ giám bách thần thuộc bộ càn bộ đứng đầu Thần linh ( trong 8 bộ phong thần Việt tộc ) trong sắc phong thì vị đó ở mức cao, vị nào ở mức thượng đẳng thần ở bộ khôn thấp hơn hoặc các bộ thấp hơn nữa....
Ở Việt Nam các vị như Lão Tử, Khổng Tử, Phật hay Đông Phương Công (Ngọc Hoàng Trung Quốc) ......đều được phong Thần (thường là thượng đẳng thần) thậm chí đến thân sinh của phật hay thân sinh bà quan Âm cũng được Phong trung đẳng thần.
Chỉ có 4 vị tứ bất tử và Đức Thánh Trần là ở bậc cao nhất được phong Thượng Thượng Thượng đẳng tối linh Thần là ở bộ Càn đứng đầu sắc phong Thần. Gọi là Thánh Nhân (Đạo Chủ, Đạo Tổ, Thánh tổ của người Việt).
Nói thêm rằng: dã thần, tà thần không được phép phong thần.
Trong đạo Mẫu nhất là vùng cao các cô như Cô Bé cửa rừng như Cô Voi Xô, Cây Xanh, Cô Bé Mỏ Than, ...... được phối thờ vào Đạo Thánh tứ phủ hoặc các các vị bản cảnh khác... đa phần đều ở mức Trung đẳng Thần và Hạ Đẳng Thần... các cô, các vị không có sắc phong, vị bản cảnh cũng ở mức Hạ đẳng thần... thường không hầu. Nếu có duyên hầu ,chỉ hầu khi về nơi bản cảnh đó nhưng không bắt buộc.
Hoặc có những vị có anh linh được thờ cúng tại nhiều nơi có thể tự phát nhưng bản chất có thể là thần nhưng chỉ là hạ đẳng thần (là thần vị ở mức cơ sở của Thần) thậm chí hạ hạ đẳng thần (mới đạt tiêu chuẩn được thờ cúng) - đặc biệt đôi khi là tự phát, có anh linh, bảo hộ cho một nhóm người, một vùng đất... nhưng nếu cố tình biến tướng đánh đồng hoặc để mặc cho chúng dân/ những kẻ tín phụng mình có những hành động biến tướng đánh đồng tự ý gán ghép với Thánh đạo, tải sai đạo Thánh (truyền bá mê tín dị đoan như: cho lộc cờ bạc lô đề, hầu vô tội vạ.... chẳng hạn ) thì trong cõi u minh thường bị truất thần vị, miếu đền thường được thiên tượng ứng báo cháy nổ hay sét đánh...